Lưu ý những phản ứng bất thường để cấp cứu kịp thời
Chị N.T.T., (56 tuổi, ngụ tại Hà Nội), khoe gần đây nhà chị cả ba người đã được tiêm thuốc
Não bộ - Ảnh minh họa
Chớ nên tiêm tại nhà
ThS Thịnh cho biết thuốc C. được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, người bệnh nên sử dụng thuốc khi có sự giám sát của nhân viên y tế. Dung dịch Cerebrolysin có thể pha với nước muối sinh lý hoặc glucose 5%, dung dịch ringer lactac, dextran 40, với tốc độ truyền tối thiểu từ 20 - 60 phút.
Để sử dụng thuốc an toàn hãy tiêm hoặc truyền thuốc C. theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Sử dụng thuốc C. đúng liều lượng để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.
Vì vậy không nên tiêm các loại thuốc này tại nhà mà chỉ tiêm khi có chỉ định của thầy thuốc và thực hiện tiêm đúng cách, tại cơ sở y tế có phương tiện cấp cứu chống sốc hoặc phản ứng dị ứng có thể xảy ra.
Ông Thịnh cho biết thêm P. dạng tiêm gần đây hay được truyền tai nhau dùng cũng được sử dụng để làm thuốc bổ não, bảo vệ thần kinh vì có tác dụng phục hồi những tổn thương ở não bộ, giúp não tăng cường sinh lực trong các hoạt động liên quan đến trí óc như học tập, ghi nhớ…
P. tác động trên não bộ và hệ thần kinh, có tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan này. Ngoài ra nó còn giúp giảm các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, căng thẳng do thần kinh gây ra.
Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, ngủ gà, mất ngủ.
Vì thuốc P. có thể gây buồn ngủ và run rẩy nên người bệnh tránh lái xe và vận hành máy móc khi dùng thuốc. Trên thị trường, các chế phẩm chứa P. rất đa dạng với nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau như dạng viên nén hoặc viên nang hàm lượng 400mg và 800mg, dạng dung dịch uống 40mg/ml, 200mg/ml và dung dịch tiêm 200mg/ml.
Vì vậy nếu cần sử dụng thuốc này hãy ưu tiên sử dụng dạng uống, nếu thật cần thiết hoặc không uống được mới dùng dạng tiêm.
Việc sử dụng các loại thuốc bổ não không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ với liều lượng không hợp lý, lạm dụng khi tiêm, uống thuốc có dẫn đến một số tác dụng phụ như: phát ban vì dị ứng với các thành phần của thuốc, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đánh trống ngực, buồn nôn, buồn ngủ, nôn mửa…
Đối với những người có tiền sử mắc một số bệnh lý như bệnh tim, bệnh tiểu đường, rối loạn đường ruột, rối loạn thần kinh và các bệnh lý về da.
Cụ thể: Một số loại thuốc sẽ khiến cho nồng độ insulin bất ổn ảnh hưởng đến việc điều trị tiểu đường, tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng chung với những thuốc giúp chống đông máu hay một số thuốc kháng sinh - ông Thịnh khuyến cáo.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/tiem-bo-nao-coi-chung-no-nao-a58495.html