Tay, chân có dấu hiệu bất thường coi chừng thận đang 'kêu cứu'

Mặc dù cách chắc chắn nhất để xem liệu bạn có đang mắc bệnh về thận hay không là xét nghiệm kiểm tra chức năng thận ở cơ sở y tế, nhưng có một số dấu hiệu có thể cảnh báo thận đang có vấn đề hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác.

Tay, chân có dấu hiệu bất thường này coi chừng thận đang 'kêu cứu' - Ảnh 1.

Có một số dấu hiệu ở chân cho thấy người đó mắc bệnh ở thận - Ảnh TTO

Anh N.V.D. (38 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) chưa từng đi kiểm tra sức khỏe nên không biết trong người có bệnh. Thời gian gần đây anh D. thấy đau đầu, mệt mỏi nên đã đi khám tại phòng khám gần nhà và được chẩn đoán bị viêm xoang, điều trị bằng thuốc uống.

Tuy nhiên tình trạng không đỡ, các dấu hiệu mệt mỏi tăng lên, xuất hiện tình trạng tiểu ít, buồn nôn, phù nhiều hai chi dưới nên đã đến bệnh viện để kiểm tra.

Tại bệnh viện, qua thăm khám và xét nghiệm, người bệnh được chẩn đoán 

Bác sĩ thăm khám cho nam bệnh nhân "sở hữu" 4 quả thận - Ảnh: BVCC

Nguyên nhân sinh bệnh là gì?

Có nhiều cách phân loại nguyên nhân gây ra tổn thương thận cấp, nhưng thông thường được phân ra 3 nhóm nguyên nhân dựa trên sự khác nhau về cơ chế bệnh sinh.

Nguyên nhân trước thận: bao gồm mọi nguyên nhân gây giảm dòng máu hiệu dụng tới thận, dẫn tới giảm áp lực lọc cầu thận và gây ra thiểu niệu hoặc vô niệu.

- Nguyên nhân gây sốc: Sốc giảm thể tích (mất nước, mất máu), sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc quá mẫn…

- Nguyên nhân gây giảm khối lượng tuần hoàn khác: Giảm áp lực keo trong hội chứng thận hư, xơ gan mất bù, thiểu dưỡng.

Nguyên nhân tại thận: bao gồm các tổn thương thực thể tại thận, gặp ở các bệnh thận:

- Bệnh cầu thận và bệnh của các mạch máu nhỏ trong thận: Viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp gây viêm các mạch máu trong thận, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, viêm mạch máu thận trong các bệnh mạch máu hệ thống, xơ cứng bì, tăng huyết áp ác tính, hội chứng tan máu tăng ure máu, nhiễm độc thai nghén, đông máu rải rác trong lòng mạch.

- Bệnh mô kẽ thận: Viêm thận kẽ do nhiễm khuẩn, viêm thận kẽ do thuốc, xâm nhập tế bào ác tính vào mô kẽ thận (u lympho, bệnh bạch cầu, ung thư mô liên kết).

- Bệnh ống thận: Hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu, nhiễm độc thận (do thuốc, chất cản quang đường tĩnh mạch, thuốc gây mê, kim loại nặng, dung môi hữu cơ, nọc độc của rắn, mật cá hoặc mật động vật khác, nấm độc, nọc ong, thuốc thảo mộc), bệnh thận chuỗi nhẹ, tăng calci máu.

Nguyên nhân sau thận: Các nguyên nhân gây tắc đường dẫn nước tiểu của thận, bao gồm:

- Tắc đường tiết niệu cao: Sỏi niệu quản, cục máu đông, hoại tử nhú núm thận, khối u, xơ hóa phúc mạc thành sau, phẫu thuật thắt nhầm niệu quản.

- Tắc đường tiết niệu thấp: Tắc niệu đạo, tắc ở cổ bàng quang (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt), hội chứng bàng quang do thần kinh.

Khi có những biểu hiện lâm sàng trên, người bệnh hoặc gia đình người bệnh nên đưa họ đến cơ sở y tế gần nhà để khám, sàng lọc và đánh giá. Bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương thận cấp sẽ được xử trí tích cực tùy vào nguyên nhân gây tổn thương và từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Nếu xử trí kịp thời chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn. Ngược lại, nếu những nguyên nhân gây bệnh không được loại bỏ sớm, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao do những biến chứng của tình trạng suy thận.

"Tổn thương thận cấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời", bác sĩ Uy cảnh báo.

Tay, chân có dấu hiệu bất thường này coi chừng thận đang 'kêu cứu' - Ảnh 3.Suy gan, thận nghiêm trọng vì tự uống thuốc ‘cổ truyền’ chữa bệnh

Gần đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị suy gan, thận nghiêm trọng do sử dụng thuốc uống không rõ nguồn gốc hoặc tự áp dụng bài thuốc cổ truyền không đúng cách.


Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/tay-chan-co-dau-hieu-bat-thuong-coi-chung-than-dang-keu-cuu-a74793.html