Rối loạn mỡ máu hay còn được gọi là rối loạn lipid. Khi gặp tình trạng này có nghĩa là cơ thể bạn có nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) trong máu cao. Mức độ cao của những chất này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
LDL còn được gọi là "cholesterol xấu", được tạo ra bởi cơ thể hoặc được hấp thụ từ các thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. LDL có thể kết hợp với các chất béo và chất khác trong máu tạo ra tắc nghẽn trong động mạch.
Sự tắc nghẽn trong động mạch có thể làm giảm lưu lượng máu và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đau tim hoặc đột quỵ. Do đó, mọi người nên cân bằng chế độ ăn uống, điều hòa lượng cholesterol, tránh để mỡ máu tăng cao. Vậy người bị mỡ máu không nên ăn gì?
1. Người bị mỡ máu không nên ăn gì?
1.1. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật có chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất, có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như:
- Gan, thận chứa nhiều vitamin A, sắt, kẽm, có tác dụng bổ mắt, tốt cho tim mạch và làm giảm các bệnh gây viêm
- Óc động vật có chứa axit béo omega 3, có lợi ích trong việc bảo vệ não người và tủy sống.
- Tim và lưỡi là những bộ phận bổ dưỡng cho những người hồi phục sau khi ốm hoặc phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, trong nội tạng động vật lại có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol cao nên có thể ảnh hưởng đến tim mạch, tăng mỡ máu nếu như ăn thường xuyên.
1.2. Thức ăn nhanh, chế biến sẵn
Các chuyên gia thường khuyến cáo, mọi người không nên dung nạp quá nhiều đồ ăn nhanh, vì đây là thực phẩm chứa rất nhiều chất ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Đồ ăn nhanh có chứa rất nhiều đường, calo, chất béo chuyển hóa nên làm tăng cholesterol LDL xấu và giảm cholesterol HDL tốt, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim lẫn tiểu đường.
Ngoài ra, ăn quá nhiều thức ăn nhanh có thể gây ra một số vấn đề khác như tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, hô hấp, thần kinh…
1.3. Trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn là món ăn yêu thích của nhiều người, có hàm lượng dinh dưỡng cao và được dùng để bồi bổ cho những người ốm yếu.
Tuy nhiên, trứng vịt lộn có chứa nhiều cholesterol nên không được khuyến khích cho người mỡ máu tăng cao. Tuy nhiên, mỗi tuần vẫn có thể ăn khoảng 2 đến 3 quả, không nên ăn một cách thường xuyên trong nhiều tháng, sử dụng kèm thêm rau răm và gừng để cân bằng với tính hàn của trứng vịt lộn, cải thiện tiêu hoá tốt hơn
1.4. Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ sữa… có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, bổ sung canxi… Tuy nhiên, các chất béo bão hoà có trong nhóm thực phẩm này có thể làm tăng cholesterol, gây các bệnh tim mạch, mỡ máu tăng cao.
Một số trường hợp không nên bổ sung quá nhiều các sản phẩm từ sữa như người béo phì, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol, đái tháo đường… Hoặc nên lựa chọn những loại ít chất béo, không đường.
1.5. Muối
Ăn quá nhiều muối có thể gây ra một số vấn đề sức khoẻ như tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu tăng cao, đột quỵ. Tuy nhiên, vẫn phải cung cấp lượng muối thiết yếu cho cơ thể, vì việc thiếu hụt muối sẽ gây làm tăng cholesterol LDL ("xấu") và triglyceride, làm mỡ máu tăng cao.
1.6. Các đồ uống có chất kích thích
Đồ uống có chứa chất kích thích không chỉ ảnh hưởng xấu đến người có mỡ máu tăng cao mà còn tác động tiêu cực đến sức khoẻ tổng thể, gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như tăng thể tích tuần hoàn thường xuyên, tăng tần số tim, dễ gây tăng huyết áp.
Vì vậy, nên hạn chế dùng những loại đồ uống như bia, rượu, cà phê, nước có ga… Thay vào đó, các bạn có thể lựa chọn các loại nước ép, nước lọc…
1.7. Đồ ngọt
Bánh quy, bánh ngọt, kem, bánh ngọt và đồ ngọt khác có xu hướng chứa nhiều cholesterol, cũng như thêm đường, chất béo không lành mạnh và calo.
Thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và dẫn đến tăng cân theo thời gian.
Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa lượng đường ăn vào với bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim, suy giảm tinh thần và một số bệnh ung thư. Thêm vào đó, những thực phẩm này thường không có các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để phát triển, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, protein và chất béo lành mạnh.
2. Người bị mỡ máu nên ăn gì?
Để đảm bảo sức khoẻ cho người bị mỡ máu, nên lựa chọn những thực phẩm giúp duy trì mức cholesterol và chất béo trung tính, cụ thể:
2.1. Rau củ quả
Trong rau củ quả có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt không có cholesterol và ít chất béo. Đây là nhóm thực phẩm không chỉ tốt với người có mỡ máu tăng cao mà còn tốt cho cả hệ thống sức khoẻ tổng thể.
Một số loại rau, củ, quả mà các bạn có thể bổ sung như: khoai mỡ, bông cải xanh, rau bina và ớt chuông…
2.2. Trái cây
Trái cây là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ như kali, chất xơ, vitamin C và folate. Đặc biệt, chất xơ trong cái cây giúp giảm lượng cholesterol trong máu và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn trái cây thường xuyên còn tốt cho hệ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, duy trì huyết áp ổn định…
Có rất nhiều loại trái cây để lựa chọn, nhưng người bị mỡ máu nên hạn chế trái cây có lượng đường cao như các loại quả họ cam, quýt, các loại quả mọng…
2.3. Ăn trứng
Trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất mà bạn có thể ăn. Trứng chứa nhiều cholesterol, với 1 quả trứng (50 gram) cung cấp đến 207 mg cholesterol.
Thông thường, mọi người thường tránh ăn trứng vì sợ rằng chúng có thể khiến lượng cholesterol trong máu tăng vọt. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng trứng không làm tăng mức cholesterol xấu, giúp tăng lượng cholesterol tốt, giúp tăng cường sức khỏe.
Ngoài việc giàu cholesterol, trứng là một nguồn tuyệt vời cung cấp protein và các chất dinh dưỡng có lợi như selen, vitamin A và một số vitamin B…
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn 1-3 quả trứng mỗi ngày là hoàn toàn an toàn dù có mắc chứng máu mỡ cao hay sức khoẻ bình thường.
2.4. Động vật có vỏ
Động vật có vỏ như trai, cua và tôm… đây là nguồn cung cấp protein, vitamin B, sắt và selen. Giống như trứng, mặc dù có chứa nhiều cholesterol nhưng không có hại cho sức khỏe. Một khẩu phần khoảng 85 gram tôm đóng hộp cung cấp 214 mg cholesterol.
Ngoài ra, động vật có vỏ chứa các thành phần hoạt tính sinh học, chẳng hạn như chất chống oxy hóa carotenoid và axit amin taurine, giúp ngăn ngừa bệnh tim và giảm cholesterol LDL (có hại)
Nghiên cứu cũ hơn chỉ ra rằng những người ăn nhiều hải sản có tỷ lệ mắc bệnh tim, tiểu đường và các bệnh viêm như viêm khớp thấp hơn so với những người ăn ít hải sản.
2.5. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch và lúa mì nguyên hạt, ngô, gạo lứt… cung cấp chất xơ, carbohydrate phức hợp và protein cũng như nhiều dưỡng chất khác.
Nhiều chuyên gia khuyến khích những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, máu mỡ tăng cao, béo phì… nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn uống.
2.6. Thực phẩm giàu Omega-3
Hầu hết chúng ta không cung cấp đủ axit béo tốt này trong chế độ ăn uống của mình. Mà omega-3 có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, giúp giảm lượng triglyceride tốt cho người bị mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Một số loại cá giàu Omega-3 mà các bạn có thể bổ sung như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá trích và cá thu. Omega-3 cũng tìm thấy trong óc chó và hạt lanh xay, các sản phẩm từ đậu nành, bánh mì, ngũ cốc và mì ống.
Trên đây là những thực phẩm người bị mỡ máu tăng cao nên hạn chế cũng như nhóm thực phẩm tốt cho người mắc bệnh này. Ngoài chế độ ăn uống, người mắc bệnh mỡ máu nên duy trì lối sống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao, thăm khám sức khoẻ định kỳ.
Link nội dung: https://khoedepvietnam.vn/7-mon-an-mua-he-se-lam-tang-mo-mau-cao-a9178.html