Từ "lành" thành "què"
Chị Đỗ Thị P., 38 tuổi (Hà Nội), thấy bụng ậm ạch, khó tiêu, đầy chướng nên mua 'Cuồng' men tiêu hóa, men vi sinh, coi chừng tác dụng ngượcĐỌC NGAY
Từ "lành" thành "què"
Chị Đỗ Thị P., 38 tuổi (Hà Nội), thấy bụng ậm ạch, khó tiêu, đầy chướng nên mua 'Cuồng' men tiêu hóa, men vi sinh, coi chừng tác dụng ngượcĐỌC NGAY
Bác sĩ Phúc khuyên tuy men tiêu hóa được coi là thuốc bổ của hệ tiêu hóa nhưng đừng vì thế mà lạm dụng hoặc tự ý sử dụng. Tốt nhất chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp bị rối loạn tiêu hóa phải dùng men tiêu hóa thì không nên chọn loại men tiêu hóa có các men của dạ dày như pepsin mà nên chọn men vi sinh (tức loại chứa vi khuẩn có lợi, một số người cũng đánh đồng gọi chúng là men tiêu hóa).
Tuyệt đối không nên dùng chung kháng sinh với men tiêu hóa. Nếu bắt buộc phải dùng hai thứ vì hai bệnh kết hợp, thì nên uống kháng sinh trước, sau chừng 30 phút đến 1 giờ mới được dùng men tiêu hóa.
Trường hợp dùng men tiêu hóa lâu ngày khiến cơ thể không tiết men tiêu hóa nữa thì phải dừng. Tuy nhiên không nên bỏ hoàn toàn ngay mà hãy giảm liều dần dần và dừng hẳn, có thể giúp hệ tiêu hóa được phục hồi.
Còn nếu dịch tiết men tiêu hóa của cơ thể vẫn đang ở ngưỡng an toàn thì nên dừng ngay men tiêu hóa trước khi quá trễ.
Những trường hợp chống chỉ định dùng men tiêu hóa
Một số loại men tiêu hóa có thể chống chỉ định trong các trường hợp nhất định, cụ thể như:
- Men tiêu hóa có nguồn gốc từ động vật: Không dùng cho người đang ăn kiêng thực phẩm từ động vật. Tránh sử dụng enzyme tiêu hóa nếu bị dị ứng với các thành phần hoặc dẫn xuất của loại men đó.
- Enzyme Bromelain: Không dùng cho người bệnh có lượng tiểu cầu thấp hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu; phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.