Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử được thu thập từ Đại học Washington, bao gồm ba bệnh viện và hơn 300 phòng khám trên toàn tiểu bang, với tổng số 4.589 bệnh nhân, trong đó gồm người đã từng mắc COVID-19.
Các bệnh nhân là người lớn trên 18 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 từ tháng 2-2020 đến tháng 2-2021, sau đó được theo dõi trong ít nhất 11 tháng. Dữ liệu sức khỏe của họ được so sánh với khoảng 9.000 người không mắc bệnh.
Độ tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu ở cả hai nhóm là 49.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mệt mỏi ở phụ nữ từng mắc COVID-19 cao hơn 39% so với nam giới và tăng theo tuổi tác. Không có bằng chứng mạnh mẽ nào về sự khác biệt chủng tộc hoặc sắc tộc trong tỉ lệ mắc chứng mệt mỏi. Tỉ lệ mắc bệnh chỉ thấp hơn một chút ở bệnh nhân da đen.
Những người mắc nhiều bệnh đi kèm có tỉ lệ bị mệt mỏi cao hơn. Tuy nhiên, với người đã mắc COVID-19, ngay cả đó là người trẻ từ 18 đến 29 tuổi, người không có bệnh đi kèm và không nhập viện, tỉ lệ các trường hợp bị mệt mỏi chỉ giảm nhẹ.
Khoảng 9% bệnh nhân COVID-19 bắt đầu bị mệt mỏi sau khi mắc nhiễm trùng. Họ có nguy cơ bị mệt mỏi cao hơn 1,7 lần và bị mệt mỏi mãn tính cao hơn 4,32 lần so với người chưa từng mắc COVID-19.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh kết quả này cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp y tế công cộng nhằm ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19, kể cả khi dịch bệnh này đã qua thời kỳ đỉnh điểm.