Phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân
Mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 4 di căn, người đàn ông vẫn sống thêm 10 năm sau khi làm 2 điều này
Một trường hợp khác, bệnh nhân nam N.V.M. (72 tuổi, ở Nam Định) cũng đến bệnh viện thăm khám do có một số biểu hiện lâm sàng như rối loạn đại tiện. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nghĩ là rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày khiến bệnh nhân khó chịu và được người nhà đưa đi khám. Sau khi thăm khám các bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày.
BS Bùi Bích Mai - Đơn vị Gen – Tế bào gốc (Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng liên quan đến lối sống, chế độ ăn, cơ địa, môi trường và yếu tố gia đình. Đa số ung thư đại trực tràng là không do di truyền. Có 5 - 10% trong tất cả các trường hợp ung thư đại trực tràng là do di truyền và có liên quan đến các đột biến gen và các hội chứng di truyền. Ngoài ra, khoảng 25 - 30% ung thư đại trực tràng là có tính gia đình, nghĩa là bệnh xảy ra ở các thành viên trong gia đình nhiều hơn dân số chung mặc dù không xác định được một đột biến gen cụ thể. Trong trường hợp này, nguyên nhân ung thư đại trực tràng có thể do sự kết hợp của yếu tố nguy cơ gồm di truyền, lối sống và môi trường sống làm tăng nguy cơ trong gia đình.
BS Mai khuyến cáo, ung thư đại trực tràng nguy hiểm nhưng vẫn có thể chủ động phòng tránh bằng việc thay đổi lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và tầm soát ung thư định kỳ. Trong đó, việc tầm soát ung thư đại trực tràng cũng đóng vai trò quan trọng giúp phòng tránh và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Đối với những người không có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng nên bắt đầu sàng lọc ở lưới tuổi 50. Đối với những người có nguy cơ cao, như tiền sử gia đình có người bị chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng, nên bắt đầu sàng lọc ở độ tuổi trẻ hơn.