"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!

“Giặt là Sáng” đã đạt được một số thành công nhất định trong việc tạo việc làm cho người điếc/người khiếm thính.

Việt Nam có 2,5 triệu người điếc/khiếm thính, chiếm 2% số người khuyết tật. Theo điều tra quốc gia về người khuyết tật năm 2016, cả nước có 32.64% người khuyết tật tham gia lực lượng lao động (bao gồm cả người đang tìm kiếm việc làm, đang đi làm...). Cũng theo báo cáo trên, chỉ khoảng 10% người lớn khuyết tật về nghe và giao tiếp là đang có việc làm.

Theo báo cáo đồng nghiên cứu về tình trạng việc làm của người điếc tại Hà Nội do iSEE cùng SÁNG thực hiện năm 2019, 85% (27/31) số người được phỏng vấn có mức lương từ 1,5 đến 2 triệu đồng một tháng - thấp hơn lương tối thiểu vùng (4.180.000 đồng/tháng). Họ chủ yếu là các lao động phổ thông làm việc ở các nghề như may mặc, thêu, phục vụ quán ăn, cắt tóc, đánh giày, phụ hồ, bán bún đậu, nướng vịt, chạy xe ôm, làm thủ công, đánh bóng tượng, photoshop, xưởng in ấn, chép tranh, làm bánh mỳ,… Đó là những công việc được lặp đi lặp lại các thao tác và ít cần giao tiếp và tương tác với người khác.

Thấu hiểu những hạn chế của họ, vào tháng 12/2020, dự án "Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" ra đời nhằm cải thiện sinh kế cho cộng đồng người điếc/khiếm thính, nâng cao vị thế của người khuyết tật nói chung.

"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 1.

"Giặt là Sáng" mở ra cánh cửa mới

Tiệm giặt là người điếc là một dự án được triển khai từ tháng 12/2020. Từ một cơ sở nhỏ khiêm tốn tại đường bờ sông Sét Hà Nội năm 2020, cho đến nay, Giặt là Sáng đã có 2 xưởng giặt tại Hà Nội và 2 xưởng giặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Riêng 02 xưởng giặt là tại Hà Nội, từ năm 2020 đến nay đã phục vụ gần 5000 khách hàng và đã đào tạo và tạo việc làm cho 10 người điếc/khiếm thính tại Hà Nội có việc làm ổn định tại xưởng với mức lương trung bình 5,8 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu của 2 cơ sở tại Hà Nội này là khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng.

“Giặt là Sáng” đã đạt được một số thành công nhất định trong việc tạo việc làm cho người điếc/người khiếm thính cũng như tạo được ấn tượng về mô hình kinh doanh của người điếc trong thị trường. Mô hình có những ưu điểm: Vận hành đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ (chất lượng tại các xưởng giặt đã có trên thị trường gần 3 năm qua), vốn đầu tư thấp chỉ với khoảng 100 triệu đồng (so với các mô hình Giặt là khác là khoảng 200 – 300 triệu đồng/điểm giặt) và quy trình vận hành và đào tạo đã được thiết kế phù hợp với khả năng của nhóm người điếc/khiếm thính.

"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 2.
"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 3.
"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 4.
"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 5.
"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 6.

Năm 2022, nhận thấy thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận của thành phố là nơi tập trung phát triển kinh tế của cả nước và nhiều tiềm năng cho nghề giặt là, dự án tiếp tục đưa mô hình vào thị trường phía Nam, tiếp tục dạy nghề giặt là cho những người điếc/khiếm thính tại đây. Năm 2022, Giặt là Sáng đã mở 2 xưởng giặt tại TP. HCM, tạo việc làm cho 10 người điếc/khiếm thính, 2 tiệm này cũng bắt đầu có doanh thu ổn định. Đến năm 2023, nhận thấy nhu cầu học nghề tại Đồng Nai, nơi có Trung tâm thúc đẩy văn hoá Điếc là nơi cấp học cao nhất của người điếc tại Việt Nam, do đó dự án mở rộng thêm mô hình tại thị trường Đồng Nai với mục đích mang nghề đi chia sẻ cho cộng đồng.

Thay đổi nhận thức cộng đồng

Mô hình "Giặt là Sáng" đã mang đến những tác động xã hội tích cực đáng kể, đặc biệt đối với cộng đồng người điếc/khiếm thính tại Việt Nam như tạo việc làm ổn định; Nâng cao vị thế xã hội; Phát triển kỹ năng; Hòa nhập cộng đồng; Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp; Phát triển kinh tế địa phương.

Ngoài ra, mô hình Giặt là Sáng còn nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh xã hội.

Đến nay, 4 vấn đề có tác động lớn nhất (cả tích cực và tiêu cực) đến các bên liên quan trong chuỗi giá trị của Giặt là Sáng bao gồm:

- Vấn đề kinh tế: Người điếc/khiếm thính thiếu cơ hội việc làm phù hợp và thu nhập thấp (Theo Nghiên cứu tình trạng việc làm của người điếc tại Hà Nội năm 2019 - iSEE đồng nghiên cứu cùng SÁNG, thu nhập bình quân của người điếc/khiếm thính hiện là 48 triệu đồng/người/năm, thấp hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân của 1 người Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng).

- Vấn đề giáo dục: Người điếc/khiếm thính không được tiếp cận với giáo dục chuyên biệt và giáo dục nghề, thiếu kỹ năng làm việc và kỹ năng sống (Cũng theo nghiên cứu trên, trình độ học vấn của người điếc rất thấp so với mặt bằng chung theo độ tuổi đi học của cả nước. 25 trên tổng số 31 người được phỏng vấn chưa học hết tiểu học. Do mới hoàn thành cấp tiểu học và một số ít học cấp THCS, không có nhiều lựa chọn cho các cấp học cao hơn cũng như không đạt được trình độ để theo học, 31 người điếc được phỏng vấn đều chọn học nghề khi còn rất trẻ hoặc đi làm luôn. 100% các lớp học ở các tỉnh – nguyên quán của 14 người được phỏng vấn - không có lớp học đặc biệt dành riêng cho người điếc. Người điếc sẽ được học cùng người nghe với giáo viên là người nghe không biết ngôn ngữ ký hiệu. Do đó người điếc không hiểu, không theo kịp các bạn cùng lớp).

"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 7.
"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 8.

- Vấn đề bất bình đẳng: Người điếc/khiếm thính bị phân biệt đối xử trong nhiều môi trường, đặc biệt trong môi trường làm việc dẫn đến bất bình đẳng trong thu nhập và thiếu cơ hội hoà nhập xã hội.

- Vấn đề môi trường: Các hoạt động vận hành dịch vụ giặt là có tác động tiêu cực tới môi trường (nguồn nước, rác thải).

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo” tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West, Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:

Ra mắt ấn phẩm “Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam” – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:

PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.

Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.

Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực

Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, , Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, TikTok

Cổng thông tin Đề cử dự án vì cộng đồng cho Giải thưởng Human Act Prize 2024, chính thức mở từ ngày 23/9/2024. Tất cả quý vị đều có thể đề cử tại đây

Mỗi sáng kiến - dự án mà quý vị đề cử, sẽ góp phần kiến tạo, nâng bước cho các hoạt động vì cộng đồng và góp sức cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

"Giặt là Sáng - Tiệm giặt là người điếc" - Dự án đong đầy yêu thương, chứa trọn tình người!- Ảnh 9.