Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa

Sáng 28/2, quận Ba Đình tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế và khánh thành công trình tôn tạo di tích.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa

Sáng 28/2, quận Ba Đình (Tp.Hà Nội) tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế năm 2024 và khánh thành công trình tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 2).

Lãnh đạo quận Ba Đình cắt băng khánh thành công trình tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 3).

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, Đền Núi Sưa được UBND Thành phố xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm 2015 và giao quận Ba Đình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. Ngày 20/8/2021, UBND quận Ba Đình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án tu bổ tôn tạo di tích đền Núi Sưa. Theo đó, đền được triển khai tu bổ với nguồn vốn ngân sách và huy động xã hội hóa với tổng mức đầu tư 26,4 tỷ đồng.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 4).

Lãnh đạo quận Ba Đình dâng hương dâng hương tại đền Núi Sưa.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 5).

Theo truyền thuyết, vào thời Vua Lý Thái Tổ, tại làng Hữu Tiệp có một gia đình hào trưởng họ Lý tên Phục, vợ là bà Hoàng Thị Đức, vào Ngày Phật đản năm Ất Sửu niên hiệu Thuận Thiên thứ 16 dâng lễ ở chùa Một Cột trở về thụ thai, sinh ra một bé trai trai khôi ngô tuấn tú toàn thân một màu đen tuyền, trên ngực có hai chữ “Thiên tướng”.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 6).

Cha mẹ hết lòng yêu dấu nâng niu chăm sóc, năm lên ba tuổi làm lễ đặt tên là “Hắc Công”. Cậu bé mau ăn chóng lớn, tính tình mạnh bạo. Năm lên 8 tuổi, vào ngày 21-11 niên hiệu Thiên Thành thứ 6 triều vua Lý Thái Tông (dương lịch năm 1034), Đức Hắc Công một mình lên núi Sưa chơi thì thấy tường vân ngũ sắc bao phủ quanh ngọn núi, một lúc mây tan mưa tạnh dân làng kéo lên núi thì Ngài đã hoá, và tại đó mối đùn lên thành ngôi mộ. Cho là điềm linh dị, dân làng bèn lập miếu thờ, có việc cầu đảo đều được linh nghiệm.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 7).

Lần vua Lý Thánh Tông đi chinh phạt phương Nam, mộng thấy một cậu bé nước da ngăm đen kể tung tích và xin theo âm phù. Trong trận đánh, vua thấy một người mình đen hiện ra, hoá thành đám mây đen bay rợp mặt sông làm nổi sóng lớn, nhấn chìm các thuyền quân địch. Lúc ban sư hồi triều Vua cho lập đền ngay trên mộ Ngài và phong mỹ tự Trấn khảm bắc phương Huyền Thiên Hắc Đế Thượng Đẳng thần. Các làng Khán Xuân, Ngọc Hà, Hữu Tiệp vùng chân núi Sưa và tới năm 1892 thì có thêm làng Xuân Biểu thờ đức Thánh.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 8).

Từ đó, hàng năm vào ngày 19/1 âm lịch (ngày sinh của Thánh) và ngày 21/11 âm lịch (ngày hóa của Thánh); hội làng lại được nhân dân 3 giáp Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hà tổ chức để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của đức thánh “Thượng Đẳng Phúc Thần- Huyền Thiên Hắc Đế”.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 9).
Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 10).

Đoàn rước kiệu Thánh Huyền Thiên Hắc Đế.

Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 11).
Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 12).
Văn hoá - Hà Nội: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Đền Núi Sưa (Hình 13).

Đông đảo nhân dân dự lễ hội kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.