Làng Tân Hà xưa, nay thuộc phường Lộc Tiến, Tp.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Làng do 2 thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế người Canada là Patrice Gagné (cha Lợi) và Francoise Laliberté (cha Thái) thành lập ngày 12/10/1954. Những người đầu tiên cư trú tại làng gồm giáo dân di cư từ Hà Nội, vì thế, làng mới có tên Tân Hà tức "Hà Nội mới" như hiện tại.
Năm 1955, nhà thờ trung tâm làng Tân Hà bắt đầu được khởi công xây dựng ở vị trí trung tâm của làng. Cha Patrice Gagné, Đấng sáng lập Giáo xứ Tân Hà và cũng là người đứng ra xây dựng nhà thờ đầu tiên. Sau những nhóm di cư đầu tiên vào những năm 1954, làng Tân Hà còn đón nhiều đợt di cư của người dân từ các tỉnh Thái Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa vào lập nghiệp, sinh sống.
Ngay từ những ngày đầu quy hoạch và xây dựng, cả làng chỉ vỏn vẹn 100 người thống nhất lấy nhà thờ giáo phận làm trung tâm, không ai được phép lấn chiếm nên đã hình thành nên quy hoạch hình rẻ quạt độc đáo. Làng được thiết kế giống như một mạng nhện, điểm trung tâm và cũng là địa điểm cao nhất mà tất cả đều hướng về, là nhà thờ.
Trải qua gần 100 năm thành lập nhưng lối kiến trúc cùa làng Tân Hà vẫn giữ được nguyên vẹn với những đồ án ban đầu.
Nhìn từ trên cao xuống, làng Tân Hà được thiết kế, quy hoạch giống như một mạng nhện, trong đó, nhà thờ là điểm trung tâm, cũng là địa điểm cao nhất mà tất cả đều hướng về. Lối quy hoạch này đem tới cảm giác tương tự như khu vực Khải Hoàn môn ở Paris. Người dân nơi đây luôn sống với cuộc sống bình dị, với tấm lòng kính chúa, yêu nước.
Ngôi nhà thờ được bao quanh bởi các con đường, trường học,… Từ nhà thờ tỏa ra 8 con đường, chia mặt đất thành 7 khu đất rộng… mỗi khu có các đường ngang phụ mà ở đó, nhà cửa nằm dọc theo các con đường ngang. Từng đường đi hay các căn nhà được xây dựng theo lối lề, quy củ nên khi nhìn từ trên cao có quy hoạch tuyệt đẹp. Nhiều kiến trúc sư vì quá yêu thích ý tưởng này nên không ngần ngại ví nó như Khải Hoàn Môn của Paris.
Ngôi làng Tân Hà gần như giữ được kiến trúc xưa cũ trong suốt quá trình lập làng và phát triển. Đồ án quy hoạch của làng được xây dựng theo kiến trúc mạng nhện với chính giữa là ngôi nhà thờ; xung quanh nhà thờ là nhà cửa, trường học…
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước hình ảnh quy hoạch đậm chất “Châu Âu” của ngôi làng nằm trên cao nguyên Bảo Lộc này. Thậm chí, có người còn ví von làng Tân Hà không khác một Paris thu nhỏ bởi quy hoạch nề nếp, chỉn chu. Đáng nói hơn, ngôi làng Tân Hà gần như giữ được kiến trúc xưa cũ trong suốt quá trình lập làng và phát triển.
Theo ông Nguyễn Phi Dzũng, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Tân Hà kể lại lịch sử hình thành của ngôi làng, sau Hiệp định Genève năm 1954, có một nhóm giáo dân di cư từ miền Bắc vào Nam, định cư tại cao nguyên Blao tỉnh Đồng Nai Thượng cũ (làng Tân Hà, phường Lộc Tiến, Tp.Bảo Lộc bây giờ).
Lúc bấy giờ, Cha Patrice Gagné đã có ý tưởng về việc lập nên một đồ án quy hoạch cho ngôi làng này. Sau đó, kiến trúc sư tên Nguyễn Văn Trọng đã vẽ theo bản thảo của đồ án từ ý tưởng Cha Gagné.
Từ năm 1955, nhà thờ trung tâm làng Tân Hà cũng bắt đầu được xây dựng ở vị trí trung tâm của làng. Cha Patrice Gagné, người sáng lập Giáo xứ Tân Hà và cũng là người đứng ra xây dựng nhà thờ đầu tiên. Sau những nhóm di cư đầu tiên vào những năm 1954, làng Tân Hà còn đón nhiều đợt di cư của người dân từ các tỉnh Thái Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa vào lập nghiệp, sinh sống.
Được biết ngày nay, với khoảng hơn 10.000 giáo dân, Tân Hà trở thành một giáo xứ lớn của giáo phận Đà Lạt. Cũng vì có vị trí thuận lợi về mặt không gian, giao thông quy củ, không khí hữu tình nên nhiều sự kiện lớn của giáo phận Đà Lạt đều lựa chọn giáo xứ Tân Hà làm nơi tổ chức...
Cuộc sống của người dân tuy vẫn sống bằng nghề nông nghiệp như trồng cà phê, ươm tơ, nuôi tằm... nhưng đã có của ăn, của để nhiều hơn xưa. Ngoài ra, nhà nào cũng tạo điều kiện cho con cái học hành tử tế tại các trường đại học lớn trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Phi Dzũng, để giữ được nét kiến trúc riêng của làng Tân Hà, mỗi người dân từ bé cho đến lớn đều có ý thức cao trong việc bảo tồn và phát huy những nét độc đáo của địa phương. Người dân nơi đây tôn trọng từng tấc đất, từng nét văn hóa, di sản lịch sử mà những người đi trước đã gìn giữ đến ngày hôm nay. "Thế hệ chúng tôi là thế hệ đi sau nhưng chúng tôi cũng sẽ tiếp tục gìn sức, phát huy toàn bộ nét văn hóa, nét quy hoạch vốn có của làng Tân Hà đến muôn đời sau”, ông Nguyễn Phi Dzũng tâm sự.