Bảo vệ sức khỏe trước nắng nóng gay gắt
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thông thường từ giữa tháng 2 hằng năm, khu vực Nam Bộ mới bắt đầu xuất hiện Du lịch ngày hè nắng nóng, cẩn trọng sốc nhiệtĐỌC NGAY
Bảo vệ sức khỏe trước nắng nóng gay gắt
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thông thường từ giữa tháng 2 hằng năm, khu vực Nam Bộ mới bắt đầu xuất hiện Du lịch ngày hè nắng nóng, cẩn trọng sốc nhiệtĐỌC NGAY
Tuy nhiên, năm nay nắng nóng gay gắt đến sớm hơn mọi năm trên diện rộng do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino.
So với cùng thời điểm của hai đợt El Nino hoạt động mạnh gần đây (tháng 2-2016 và tháng 2-2020), năm nay cường độ nắng mạnh hơn.
Thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến nguy cơ sốc nhiệt. Những người dễ bị sốc nhiệt như: như nông dân làm việc trên cánh đồng, lao động ngoài trời, công nhân làm việc trên cao, ngoài trời, vận động viên thi đấu, luyện tập…
Bác sĩ Hà Chí Trung - khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức - cho biết sốc nhiệt hay còn được gọi say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (thường là trên 40 độ C) kèm theo các rối loạn hoạt động của các cơ quan như là thần kinh, tuần hoàn, hô hấp.
Sốc nhiệt dẫn đến sự mất nước do thiếu hụt chất lỏng và điện giải thông qua việc đổ mồ hôi tăng nhiệt độ cơ thể, có tỉ lệ tử vong cao và cần cấp cứu khẩn cấp.
Triệu chứng của sốc nhiệt như: Nhiệt độ cơ thể trên 29 độ C, mạch nhanh, mạnh, thở yếu, da nóng, đỏ, khô hoặc ẩm, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, yếu cơ, mê sảng, lú lẫn…
Sốc nhiệt được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, khi cơ thể cố gắng giảm nhiệt mạch máu sẽ giãn nở nhiều, lượng máu chảy vào não giảm sẽ ngất xỉu, chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn,...
Ngoài ra, cơ thể còn có thể kiệt sức, không thoải mái và mệt mỏi, có những triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều, đau nhức người, nhức đầu, ớn lạnh, da nhợt nhạt,...
"Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất. Nó có thể dẫn tới đau đầu dữ dội, lú lẫn, buồn nôn, chóng mặt, tổn thương não nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong", bác sĩ Trung chia sẻ.
Bác sĩ Trung cho hay để phòng ngừa sốc nhiệt, cần hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểm: thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10h-16h. Nếu bắt buộc đi ra đường phải đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo khẩu trang,...
Bên cạnh đó, cần bổ sung đồ uống giàu chất điện giải, những loại đồ uống giúp giữ mát cơ thể và cung cấp điện giải tự nhiên, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nhiều nước nên bổ sung nước chanh, nước trái cây.
Ngoài ra, nắng nóng gay gắt có thể làm da bị cháy nắng, phồng rộp và có thể bị ung thư da. Do đó, trước khi ra ngoài, nên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi các nguy cơ tiềm ẩn này.
“Vào những ngày trời nắng nóng nên tăng cường nghỉ ngơi nhiều hơn. Thêm vào đó, không nên di chuyển liên tục dưới trời nắng nóng trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng râm để nghỉ và rèn luyện cơ thể để thích nghi với trời nắng nóng.
Việc ăn rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể tránh được nắng nóng. Một số hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như là dưa hấu, cần tây, lựu, kiwi…”, bác sĩ Trung nhấn mạnh.
Cẩn trọng sốc khi chơi thể thao dưới nắng nóng
BS Nguyễn Tiến Lộc - khoa y học thể thao, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) - cho biết khi chơi thể thao dưới khí hậu nắng nóng và cơ thể không được chăm sóc đúng cách vẫn có thể dẫn đến sự cố đáng tiếc, nặng hơn nữa là sốc và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Do vậy, đối với những người đam mê các môn thể thao ngoài trời cần lưu ý quần áo nên mặc các loại quần áo mỏng, thoáng mát để dễ thoát nhiệt, cường độ tập luyện bắt đầu từ các bài tập nhẹ và nâng cường độ dần dần.
Đối với người chạy bộ, nên chạy chậm để cơ thể điều hòa nhiệt độ từ từ rồi mới chạy nhanh. Khi chạy bộ hoặc luyện tập trên 60 phút thì cần bổ sung các loại nước uống thể thao để bù đắp lượng điện giải mất đi theo mồ hôi.
Sơ cứu người bị sốc nhiệt ra sao?
Bác sĩ Hà Chí Trung cho hay khi thấy người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ sốc nhiệt, cần di chuyển người bệnh vào bóng râm ngồi nghỉ và nới lỏng quần áo, sau đó cho người bệnh uống nước từng ngụm.
Tiếp tục sử dụng túi chườm lạnh để làm mát cơ thể, sau đó gọi cấp cứu 115 hoặc số điện thoại cấp cứu của bệnh viện gần nhất để được nhân viên y tế hỗ trợ.