Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên khoa y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược TP.HCM - cho biết Những thắc mắc thường gặp về cảm, cúmĐỌC NGAY
Mắc cảm cúm, nên ăn và tránh thực phẩm nào?
Việc lựa chọn đúng thực phẩm sau khi cảm cúm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng lành bệnh, tăng tốc độ hồi phục.
Thông thường bệnh tự giới hạn, nhưng cũng có thể đưa đến nhiều biến chứng nặng, chủ yếu tại phổi, thậm chí gây tử vong.
Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng phù hợp có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh, giảm các triệu chứng, giúp tăng tốc độ phục hồi khi cảm cúm.
Người mắc cảm cúm có thể sử dụng những thực phẩm sau đây để nhanh lành bệnh:
Xúp gà hoặc cháo gà nấu thêm hành, tía tô hoặc canh gà nấu gừng là một trong những món ăn tốt để ăn khi bị mắc cúm.
Các chất trong các món ăn này kết hợp tốt với nhau tăng cường khả năng miễn dịch. Thịt gà chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các chất khoáng, chúng còn là thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu.
Có thể thay thế thịt gà bằng thịt bò, làm nên món cháo thịt bò nấu cà rốt hoặc cháo thịt bò tía tô, xúp thịt bò cà rốt. Thịt bò rất giàu protein, sắt, magie, selen, vitamin B6, B12, kẽm…
Khi bị cảm cúm, cơ thể dễ bị mất nước và các chất điện giải. Khi uống đủ chất lỏng sẽ giúp làm loãng chất nhầy và giảm tắc nghẽn đường hô hấp, bổ sung chất điện giải đã mất. Một số thức uống tốt nhất cho bệnh cúm:
Nước lọc: Để một chai nước hoặc ly thủy tinh lớn ở gần để có thể tiếp tục đổ đầy nước suốt cả ngày khi cơ thể cảm thấy khó chịu.
Nước dừa: Nước dừa giàu dưỡng chất như chất điện giải, kali và glucose, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Có thể giảm sốt hiệu quả.
Trà gừng: Các hợp chất của gừng được biết đến với tác dụng ngăn chặn vi trùng. Thêm vào đó, lợi ích chống viêm của nó do một hợp chất được gọi là gingerol có thể làm giảm đau cơ và đau đầu.
Nước ấm với chanh: Chất lỏng ấm sẽ giữ cho cơ thể vừa đủ nước vừa có thể làm loãng chất nhầy để giúp ít tắc nghẽn đường hô hấp hơn.
Khi khỏi bệnh cúm, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều loại thực phẩm, trái cây và rau nhiều màu sắc, các loại đậu.
Một số thực phẩm không nên dùng khi cảm cúm, có thể góp phần thêm vào việc tắc nghẽn đường hô hấp, khiến bệnh nặng thêm hoặc bị biến chứng.
Sữa: Mặc dù các loại thực phẩm chứa đầy sữa có thể hấp dẫn, nhưng tốt nhất nên hạn chế các sản phẩm sữa, kem và pho mát. Tiêu thụ sữa khi bị tăng tiết chất nhầy đường hô hấp có thể dẫn đến cảm giác đờm đặc hơn và khó thoát ra ngoài.
Thức ăn cứng: Như bánh quy giòn, khoai tây chiên và các loại có kết cấu trầy xước khác có thể làm nặng thêm tình trạng ở cổ họng và ho của cơ thể. Bỏ qua thức ăn giòn, cứng.
Thực phẩm chế biến sẵn: Những thực phẩm này có thể chứa nhiều muối, làm cơ thể mất nước và đường, làm tăng tình trạng viêm.
Rượu: Uống rượu, bia, hoặc bất kỳ đồ uống có cồn nào khác dẫn đến mất nước. Điều này có thể dẫn đến cảm giác "nhồi nhét" và tắc nghẽn nhiều hơn.
Đồng thời, khi mắc cúm nên tránh tiếp xúc với người khác nếu có thể, giữ ấm và nghỉ ngơi, uống đủ nước để bù nước và điện giải, nước cam chanh có nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, có thể xông bằng các loại lá như húng chanh, gừng, sả… giúp ngủ ngon, giảm các triệu chứng, giải cảm tốt; bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối.
Khi nào cần đi khám nếu bị cảm cúm?
Theo bác sĩ Vũ, những trường hợp cảm cúm sau đây phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời:
- Bệnh nhân là trẻ sơ sinh hoặc từ 65 tuổi trở lên, hoặc người suy giảm miễn dịch.
- Nhiệt độ cơ thể vẫn cao sau 4-5 ngày sử dụng các thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả.
- Các triệu chứng xấu đi hoặc nghiêm trọng: vùng họng bị đau rát nhiều, ho kéo dài, khó thở, thở nhanh, người mệt mỏi, khó thở, đau ngực...