Nếu con bạn có 15 hành động này trên bàn ăn thì nên "mở tiệc" ăn mừng: Chứng tỏ đứa trẻ được giáo dục tốt

Cách cư xử trên bàn ăn không chỉ phản ánh sự tu dưỡng bản thân của một người mà còn giúp họ tiến tới một nơi cao hơn và xa hơn trong tương lai.

Người xưa có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trong đó, những quy tắc về ăn uống thường được chú ý và giáo dục đầu tiên.

Không ngoa khi nói: Giáo dục thực sự nằm trên bàn ăn. Hành vi của trẻ trên bàn ăn phản ánh phẩm chất của cha mẹ. Trong những bữa cơm hằng ngày, bạn có thể bắt gặp những thói quen xấu của trẻ khi ăn uống mà nếu không được uốn nắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách.

Nếu con bạn có 15 hành động này trên bàn ăn thì nên

Ảnh minh họa

Dưới đây là 15 điều nhắc nhở con cái trong mâm cơm. Nếu con bạn có những hành động này thì chứng tỏ trẻ được giáo dục rất tốt.

1. Trẻ từ 3 - 4 tuổi có thể giúp mẹ chuẩn bị bàn ăn. Con biết lấy đũa, thìa, bát và xếp vào chỗ cho cả nhà. Lớn hơn, trẻ biết chuẩn bị bát nước chấm, tăm, giấy ăn cho cả nhà. Từ đó, con có thể là người bê đồ ăn lên bàn. 

2. Khi mọi người chưa ngồi, trẻ không bắt đầu ăn một mình. Nếu thực sự cần ăn trước, trẻ sẽ xin phép chủ nhà hoặc những người không có mặt.

3. Trẻ không nói khi có thức ăn trong miệng. Không gõ đũa, bát thìa hoặc tạo tiếng ồn khi ăn (ví dụ húp soàm soạp, nhai chóp chép).

4. Trẻ không đào bới thức ăn. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung hoặc xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

5. Khi nhai thức ăn trẻ ngậm chặt miệng, khi uống canh không phát ra tiếng động. Không ngậm đũa thìa vào miệng.

6. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, trẻ từ từ lấy ra, không nhè ra toàn bộ tại bàn. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt hơi, xỉ mũi.

7. Nếu chấm chung bát nước chấm, trẻ chỉ được nhúng phần đầu của thức ăn xuống, không nhúng đầu đũa. Miếng đã cắn dở không chấm lại.

8. Khi người khác đang nói, trẻ không ngắt lời hoặc cắt ngang. Nếu vô tình hắt hơi hoặc ho, trẻ biết lấy khăn tay hoặc tay che miệng để tránh làm phiền người khác.

9. Vào bàn ăn, ngồi thẳng lưng, trẻ không vặn vẹo, gây ồn ào. Trẻ hoàn thành hết bữa ăn của mình rồi sau đó mới chạy đi chơi.

10. Khi ăn trẻ chú ý để dành thức ăn cho người khác, không gắp liên tục một món, dù đó là món khoái khẩu của mình.

11. Trẻ không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình.

12. Khi ăn, trẻ không chu mồm thổi thức ăn nóng vì có thể sẽ bắn nước bọt ra ngoài và gây tiếng động. 

13. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. Khi đưa bát xin cơm, nhất định con phải đưa bằng 2 tay, tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói, cơm sẽ bắn tung tóe gây mất vệ sinh và khiến hình ảnh con trở nên xấu xí hơn.

14. Trẻ ăn hết thức ăn trong bát, không để thừa. 

15. Ăn xong chủ động giúp người lớn dọn dẹp.

Cha mẹ hãy chỉ ngay ra những thói xấu cụ thể trẻ thường xuyên mắc phải và chỉ ngay ra biện pháp yêu cầu trẻ sửa chữa. Làm mẫu và lặp đi lặp lại hằng ngày những nguyên tắc ứng xử nhỏ nhất trong ăn uống trẻ sẽ được khích lệ hình thành những thói quen tốt.

Cách cư xử trên bàn ăn không chỉ phản ánh sự tu dưỡng bản thân của một người mà còn giúp họ tiến tới một nơi cao hơn và xa hơn trong tương lai.