Nhiều trẻ mắc tay chân miệng trở nặng: Chuyên gia dự đoán số ca sẽ tăng cao

Theo chuyên gia, số ca bệnh tay chân miệng thời gian tới có nguy cơ tăng cao.

Ngày 30/5, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vì bệnh

Ảnh minh họa

Phòng tránh tay chân miệng

Dấu hiệu rõ ràng của bệnh tay chân miệng có thể nhận biết được là nổi ban. Hai dấu hiệu điển hình của trẻ biểu hiện bệnh nặng là trẻ đang tỉnh nhưng sốt, không đáp ứng hạ sốt; trẻ ngủ nhưng giật mình chới với, hốt hoảng.

"Dấu hiệu bất thường khi trẻ mắc bệnh chuyển nặng là trẻ cảm thấy buồn nôn, nôn ói, thấy trẻ yếu tay, chân, thì cần đưa đến bệnh viện ngay", BS Khanh nói.

Theo BS Khanh, hiện nay ở Việt Nam chưa có vắc xin phòng tay chân miệng, phụ huynh cần lưu ý cách phòng tránh để giúp con em không mắc tay chân miệng.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng nếu không thực sự cần thiết;

- Trẻ bị mắc bệnh cần được cách ly tại nhà để tránh việc lây lan;

- Theo dõi, quan sát trẻ bị sốt trong vùng dịch bệnh, cần thiết nên đưa trẻ đi cách ly;

- Vệ sinh nơi ở của người bệnh bằng cách lau phòng, khử khuẩn toàn bộ giường bệnh, phòng bệnh bằng Cloramin B 2%;

- Xử lý những chất thải, quần áo, khăn trải giường của người bệnh và những dụng cụ chăm sóc được sử dụng lại theo quy trình của phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa;

- Người nhà và nhân viên y tế cần rửa tay kháng khuẩn sau khi thay quần áo, tã hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt... của người bệnh.

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng trở nặng: Chuyên gia dự đoán số ca sẽ tăng cao - Ảnh 2.