Viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu vì thủy đậu
Một tuần trước khi nhập viện, bà V.T.O. (64 tuổi, trú tại Nam Định) có tiếp xúc người mắc bệnh Nam thanh niên 32 tuổi tử vong do mắc thủy đậu
Viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu vì thủy đậu
Một tuần trước khi nhập viện, bà V.T.O. (64 tuổi, trú tại Nam Định) có tiếp xúc người mắc bệnh Nam thanh niên 32 tuổi tử vong do mắc thủy đậu
Theo bác sĩ Quảng, bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp, thường gây các chùm ca bệnh, các ổ dịch nhỏ rải rác và đa phần là lành tính.
Tuy nhiên, trên những người bệnh có bệnh lý mạn tính, sức đề kháng kém như đái tháo đường, suy thận, suy thượng thận… bệnh dễ gặp các biến chứng như bội nhiễm da, mô mềm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… làm bệnh tiến triển nặng.
Bác sĩ Quảng khuyến cáo những bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm cần cách ly tránh các nơi đông người như trường học, trụ sở làm việc… để hạn chế lây truyền cho cộng đồng.
"Ở những đối tượng đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh lý nội tiết như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thượng thận, không nên chủ quan khi bị mắc các bệnh cấp tính như cúm A, B, COVID-19, sốt xuất huyết, thủy đậu…
Vì việc điều trị các bệnh lý nền lúc này cần có sự điều chỉnh nhất định và điều trị tích cực hơn, nếu không có thể sẽ gây ra những biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Do đó cần thiết phải đưa người bệnh đi khám tại các cơ sở y tế ngay khi mắc các bệnh lý cấp tính, tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng, lúc vào viện sẽ rất khó khăn cho công tác điều trị", bác sĩ Quảng nhấn mạnh.