Gen Z là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha, sinh từ năm 1996 đến năm 2012. Theo Vogue, thế hệ này là những người tạo xu hướng, tự do quyết định mình mặc gì và sẵn sàng tạo ảnh hưởng để làm nên những điều thú vị cho cuộc sống. Họ quan tâm đến tính bền vững và ứng dụng của sản phẩm, nhận thức hơn về trách nhiệm và các vấn đề của xã hội. Họ có xu hướng chọn những trang phục thể hiện quan điểm của họ về xã hội, chính trị, phản ánh hiện thực cuộc sống. Hầu hết cxu hướng thời trang ngày nay đều phục vụ cho thị hiếu của gen Z. Ảnh: Vogue
Gen Z là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha, sinh từ năm 1996 đến năm 2012. Theo Vogue, thế hệ này là những người tạo xu hướng, tự do quyết định mình mặc gì và sẵn sàng tạo ảnh hưởng để làm nên những điều thú vị cho cuộc sống. Họ quan tâm đến tính bền vững và ứng dụng của sản phẩm, nhận thức hơn về trách nhiệm và các vấn đề của xã hội. Họ có xu hướng chọn những trang phục thể hiện quan điểm của họ về xã hội, chính trị, phản ánh hiện thực cuộc sống. Hầu hết cxu hướng thời trang ngày nay đều phục vụ cho thị hiếu của gen Z. Ảnh: Vogue
Một trong những phong cách thời trang được thế hệ này theo đuổi là retro. Trang phục cổ điển kiểu thập niên xưa cũ như 1940, 1960, 1970, 1980 đều khiến họ thích thú, tò mò bởi khoảng cách thế hệ quá xa. Ảnh: Pinterest
Một trong những phong cách thời trang được thế hệ này theo đuổi là retro. Trang phục cổ điển kiểu thập niên xưa cũ như 1940, 1960, 1970, 1980 đều khiến họ thích thú, tò mò bởi khoảng cách thế hệ quá xa. Ảnh: Pinterest
Athleisure là sự kết hợp giữa hai từ athlete (vận động viên) và leisure (nhàn rỗi), xuất hiện từ năm 1979 trên tạp chí National Business, dùng để gọi những trang phục mang phong cách thể thao được ứng dụng trong đời thường. Phong cách được xem là phù hợp với tính cách độc lập, tự chủ và năng động của gen Z. Ảnh: SplashNews
Athleisure là sự kết hợp giữa hai từ athlete (vận động viên) và leisure (nhàn rỗi), xuất hiện từ năm 1979 trên tạp chí National Business, dùng để gọi những trang phục mang phong cách thể thao được ứng dụng trong đời thường. Phong cách được xem là phù hợp với tính cách độc lập, tự chủ và năng động của gen Z. Ảnh: SplashNews
Theo Vogue, thế hệ này còn thích phong cách tối giản. Những năm gần đây, kiểu mốt này được nhiều thương hiệu theo đuổi. Những đường cắt may được tinh giản tối đa, chắt lọc những nét tinh tế nhất là điều giới trẻ luôn tìm kiếm để thể hiện vẻ hiện đại và không lỗi thời. Ảnh: Modernlegacy
Theo Vogue, thế hệ này còn thích phong cách tối giản. Những năm gần đây, kiểu mốt này được nhiều thương hiệu theo đuổi. Những đường cắt may được tinh giản tối đa, chắt lọc những nét tinh tế nhất là điều giới trẻ luôn tìm kiếm để thể hiện vẻ hiện đại và không lỗi thời. Ảnh: Modernlegacy
Tư duy cởi mở và hiện đại về giới tính của gen Z đã ảnh hưởng đến cách lựa chọn trang phục, khiến phong cách phi giới tính (unisex) bùng nổ. Những thiết kế không phân định rõ về giới như quần jeans, áo phông, shorts bermuda, blazer, áo bóng chày, sneakers, mũ xô... là những thứ luôn đầy ắp trong tủ đồ của họ. Ảnh: Tokyo Fashion
Tư duy cởi mở và hiện đại về giới tính của gen Z đã ảnh hưởng đến cách lựa chọn trang phục, khiến phong cách phi giới tính (unisex) bùng nổ. Những thiết kế không phân định rõ về giới như quần jeans, áo phông, shorts bermuda, blazer, áo bóng chày, sneakers, mũ xô... là những thứ luôn đầy ắp trong tủ đồ của họ. Ảnh: Tokyo Fashion
Gen Z còn chuộng grunge - phong cách thời trang chịu ảnh hưởng của nền văn hóa âm nhạc cùng tên - hướng đến sự thoải mái, pha chút bất cần, luộm thuộm. Trong những bộ đồ chắp vá, cào xước, rách toạc, người mặc thể hiện sự tự do, phóng khoáng. Ảnh: SDM
Gen Z còn chuộng grunge - phong cách thời trang chịu ảnh hưởng của nền văn hóa âm nhạc cùng tên - hướng đến sự thoải mái, pha chút bất cần, luộm thuộm. Trong những bộ đồ chắp vá, cào xước, rách toạc, người mặc thể hiện sự tự do, phóng khoáng. Ảnh: SDM
Trang phục nhuộm loang màu tie-dye cũng có sức hút với thế hệ này. Tie-dye được hình thành từ kỹ thuật nhuộm shibori của Nhật Bản, được cho là được du nhập từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ tám. Trong những năm 1960, 1970, văn hóa hippie khiến tie-dye trở thành xu hướng thời trang. Những bộ quần áo chất liệu mộc mạc, phủ đầy vệt một cách ngẫu hứng giúp người mặc thể hiện cá tính sáng tạo. Ảnh: Sohu
Trang phục nhuộm loang màu tie-dye cũng có sức hút với thế hệ này. Tie-dye được hình thành từ kỹ thuật nhuộm shibori của Nhật Bản, được cho là được du nhập từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ tám. Trong những năm 1960, 1970, văn hóa hippie khiến tie-dye trở thành xu hướng thời trang. Những bộ quần áo chất liệu mộc mạc, phủ đầy vệt một cách ngẫu hứng giúp người mặc thể hiện cá tính sáng tạo. Ảnh: Sohu
Phong cách artsy được xem là một trong những kiểu mốt kén người và khó nhằn vì đòi hỏi thẩm mỹ cao về hình khối, họa tiết, màu sắc. Nét đặc trưng đó kích thích gen Z, khiến họ muốn chinh phục phong cách này. Người mặc có thể thỏa sức phối các món đồ sắc màu với nhau, tạo ra một tổng thể trông nghệ thuật. Ảnh: SDM
Phong cách artsy được xem là một trong những kiểu mốt kén người và khó nhằn vì đòi hỏi thẩm mỹ cao về hình khối, họa tiết, màu sắc. Nét đặc trưng đó kích thích gen Z, khiến họ muốn chinh phục phong cách này. Người mặc có thể thỏa sức phối các món đồ sắc màu với nhau, tạo ra một tổng thể trông nghệ thuật. Ảnh: SDM
Nếu những thế hệ trước thường có xu hướng chọn quần jeans ống đứng, ống loe hay skinny, gen Z lại say mê những chiếc quần ống rộng. Với họ, quần jeans ống rộng giúp đem lại vẻ cá tính mạnh, đồng thời tạo sự thoải mái trong hoạt động như làm việc, vui chơi... Ảnh: Pinterest
Nếu những thế hệ trước thường có xu hướng chọn quần jeans ống đứng, ống loe hay skinny, gen Z lại say mê những chiếc quần ống rộng. Với họ, quần jeans ống rộng giúp đem lại vẻ cá tính mạnh, đồng thời tạo sự thoải mái trong hoạt động như làm việc, vui chơi... Ảnh: Pinterest
Sao Mai