“Tầm nhìn” lớn nhất của cha mẹ: Tìm 4 lối thoát này cho con

Bạn đã nghĩ đến việc cho con những "lối thoát" này chưa?

Giáo dục gia đình thiên về trau dồi nhân cách cá nhân, xây dựng nhận thức cho trẻ. Nói cách khác, giáo dục gia đình là nền tảng cho một đứa trẻ lớn lên vững chãi.

Vấn đề là nhiều phụ huynh không hiểu được điều này. Họ tin rằng miễn là con cái có thể viết, đọc và làm bài thi, mọi thứ sẽ ổn. Nhung trong xã hội này, không thiếu trẻ em biết viết, không thiếu robot biết làm bài kiểm tra, chỉ thiếu những người thông minh có tính cách, nhận thức, trí tuệ và tầm nhìn.

Ảnh minh hoạ

Tầm nhìn xa nhất của cha mẹ là tìm ra bốn lối thoát này cho con mình:

1. Cha mẹ dù giàu có đến đâu vẫn phải để con cái vất vả kiếm tiền

Cha mẹ thời nay nếu có chút tiền trong tay thì bao bọc con vào lòng, không để chúng phải chịu một chút cực khổ. Cho dù khi già đi, bạn cho con cái hết tài sản thì trẻ cũng không trân trọng. Trong vòng vài năm, tài sản có khi sẽ cạn dần và chẳng mấy chốc, con bạn trở thành những kẻ khốn khổ. Vì chưa bao giờ kiếm được tiền nên trẻ thiếu khả năng kiếm tiền. Đây là điều dễ hiểu.

Có thể thấy, dù giàu có đến đâu cũng không thể chiều chuộng con cái mà thay vào đó, bạn nên để con mình chịu khổ. Người ta có câu "ngọc không mài thì không thể dùng làm công cụ, không học thì không biết lễ nghĩa".

Chưa từng kiếm tiền thì sẽ không biết "một bữa cơm khó kiếm". Nếu đã làm ra tiền và biết kiếm tiền vất vả như thế nào thì họ sẽ quý trọng từng bữa cơm cũng như tài sản của cha mẹ.

2. Hãy để trẻ phát triển khái niệm "dựa vào chính mình" một cách mạnh mẽ

Có một câu hỏi rất thực tế: Trên đời này ai có thể tin cậy được? Câu hỏi này chỉ có một câu trả lời duy nhất, không ai có thể tin cậy được ngoại trừ chính bạn.

Dựa vào cha mẹ? Một ngày nào đó cha mẹ sẽ ra đi. Họ chỉ có thể đồng hành cùng con một chặng đường chứ không thể đồng hành suốt cuộc đời.

Dựa vào nửa kia của cuộc hôn nhân? Vợ chồng vốn như chim cùng một rừng, khi tai họa ập đến thì bay riêng lẻ. Đây là bản tính con người "tìm ưu, tránh nhược", không ai có thể khắc phục được.

Nếu chúng ta thậm chí không thể dựa vào cha mẹ hoặc nửa kia của cuộc hôn nhân của mình thì chúng ta không nên dựa vào bất kỳ ai khác. Việc giáo dục trẻ cũng vậy, dạy trẻ học cách dựa vào chính mình thay vì dựa dẫm vào người khác.

Con đường sinh mệnh này rốt cuộc rất khó khăn, mỗi người chỉ có thể tự mình bước đi. Cũng giống như hoa, hoa trong nhà kính sẽ nhanh chóng tàn ngay khi rời khỏi nhà kính. Và hoa cỏ tự nhiên vẫn đẹp dù có giông bão dữ dội.

3. Hãy để con bạn phát triển thói quen tốt: Làm việc trí óc

Chừng nào còn là con người thì chúng ta cần phải suy nghĩ một câu hỏi: Làm thế nào để sinh tồn tốt hơn? Chỉ mấy chữ thôi: Hãy dựa vào trí óc của bạn. Dựa vào sức mạnh thể chất để tồn tại sẽ chỉ dẫn đến việc cả đời ở "dưới đáy". Chỉ bằng cách dựa vào bộ não của mình để tồn tại, bạn mới có thể nổi bật và đạt được điều gì đó.

Sử dụng bộ não của bạn có khó không? Rất khó khăn. Một CEO từng đưa ra quan điểm: "Hầu hết mọi người đều sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tránh phải suy nghĩ thực tế". Nhưng bạn càng suy nghĩ ít, bộ não của bạn sẽ càng cứng nhắc và cuối cùng bạn sẽ trở thành một kẻ ngốc.

Trong tương lai, sẽ không chỉ có sự cạnh tranh giữa con người với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa con người và trí tuệ nhân tạo. Chỉ khi bạn học cách suy nghĩ, học cách sử dụng bộ não của mình để giải quyết vấn đề và không còn dựa vào cái gọi là vũ lực, bạn mới có thể thực sự trưởng thành. Suy cho cùng, thứ cạnh tranh giữa con người không phải là sức mạnh vũ phu mà là trí tuệ.

4. Giúp trẻ phát huy tính cách kiên trì, mạnh mẽ

Con người sống thì phải chịu cạnh tranh. Không ai có thể trốn thoát, chỉ có thể dũng cảm đối mặt với nó. Dù có bị cuộc đời vùi dập nặng nề thì bạn vẫn mạnh mẽ, kiên trì. Chỉ bằng cách kiên trì, chúng ta mới có thể thấy hy vọng.

Người chạy nhanh ngay từ đầu có thể không phải lúc nào cũng là người chiến thắng. Người có thể kiên trì đến cuối cùng là người tới đỉnh cao.

Theo Đài truyền hình CNBC, trên thực tế các nghiên cứu đã chứng minh rằng kiên trì là một yếu tố dự đoán thành công mạnh hơn chỉ số IQ. Những đứa trẻ có lòng kiên trì sẽ không bỏ cuộc khi đối mặt với thất bại. Chúng tin rằng nỗ lực của bản thân sẽ được đền đáp. Vì vậy, trẻ luôn có động lực để làm việc chăm chỉ và hoàn thành những gì chúng bắt đầu, bất chấp mọi rào cản nảy sinh.

Muốn vậy, cha mẹ phải tránh bốn yếu tố làm "trật bánh" sự kiên trì, viết tắt là "FAIl":

* Fatigue (Mệt mỏi): Bảo vệ khả năng tập trung của con bạn bằng cách tuân theo thói quen ngủ đều đặn. Tắt các thiết bị một giờ trước khi đi ngủ và để chúng bên ngoài phòng ngủ vào ban đêm.

* Anxiety (Lo lắng): Áp lực phải thành công có thể gây cảm giác choáng ngợp. Hãy bày tỏ với con rằng tình yêu của bạn dành cho con không phụ thuộc vào mức độ thành công của chúng.

* Identity solely based on fast achievements (Khen ngợi chỉ dựa trên thành tích): Hãy để con bạn hiểu rằng thành công không cố định, và bạn khen ngợi con vì những nỗ lực của con chứ không phải vì kết quả con đạt được.

* Learning expectations that don't match abilities (Kỳ vọng học tập không phù hợp với khả năng): Hãy đặt kỳ vọng chỉ cao hơn một chút so với trình độ kỹ năng của con bạn. Kỳ vọng quá cao có thể gây lo lắng, trong khi kỳ vọng quá thấp có thể dẫn đến buồn chán.