Thói quen xấu buổi tối khiến cơ thể gặp "rắc rối" lớn: Làm gì để giảm tác hại?

Hiện nay, rất nhiều người có thói quen thức khuya. Tuy nhiên, thức khuya lại có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Ngày nay, rất nhiều người có thói quen thường xuyên thức khuya, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Họ thường xuyên thức khuya để làm thêm việc hoặc để thư giãn, giải trí bằng cách xem phim, lướt điện thoại.

Tuy nhiên, thói quen thức khuya chắc chắn sẽ gây hại cho cơ thể bởi để duy trì sức khỏe con người cần phải có một giấc ngủ ngon. Trước mắt, bạn thấy thức khuya không có vấn đề gì nhưng nếu liên tục thức khuya trong thời gian dài, cơ thể và sức khoẻ sẽ gặp những “rắc rối lớn”.

1. Suy giảm trí nhớ

Ngủ là cách để não bộ nghỉ ngơi và ghi nhớ lại các hoạt động sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, thường xuyên thức khuya đồng nghĩa với việc thời gian nghỉ ngơi của cơ thể bị chiếm dụng, làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ và giảm thời gian nghỉ ngơi của não bộ, từ đó làm tăng gánh nặng cho não bộ. Việc thức khuya thường xuyên có thể gây ra các triệu chứng như kém tập trung, suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, những người thường xuyên thức khuya sẽ có xu hướng hay gắt gỏng, nóng nảy và phản ứng chậm chạp, đau đầu, mất ngủ,... Đây là những dấu hiệu điển hình cho thấy não đang bị quá tải và hệ thần kinh bị căng thẳng quá mức.

2. Giảm thị lực

Nhiều người thường có thói quen thức đêm để làm việc hoặc giải trí, lúc này họ sẽ phải tiếp tục tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình máy tính hoặc điện thoại. Điều này thực sự có hại cho mắt và khiến mắt phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần có thể khiến thị giác bị suy giảm.

Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh cả ngày lẫn đêm có thể khiến mắt bị khô, mỏi, nhức mắt, lâu dần còn có thể gây tổn thương võng mạc và các bệnh về mắt, bệnh thoái hoá điểm vàng, thậm chí là mù loà.

3. Giảm khả năng miễn dịch

Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi và làm cho sức đề kháng giảm sút. Vì vậy, những người thường xuyên thức khuya sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp... hơn so với những người ngủ đủ giấc.

Vì vậy, mọi người nên duy trì ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để bảo vệ hệ miễn dịch và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

Thói quen xấu buổi tối khiến cơ thể gặp rắc rối lớn: Làm gì để giảm tác hại? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Thức khuya có thể làm suy giảm hệ miễn dịch

4. Gây bệnh đường tiêu hóa

Dạ dày là cơ quan tương đối nhạy cảm trong cơ thể, ban đêm là thời điểm các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và phục hồi. Vì vậy, thức khuya thường xuyên có thể khiến các tế bào không được nghỉ ngơi và dần bị suy yếu, từ đó gây ra các bệnh về dạ dày và điển hình là viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, nhu động đường tiêu hóa do hệ thần kinh điều tiết, thường xuyên thức khuya dễ dẫn đến tình trạng rối loạn hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến các chức năng của hệ tiêu hoá.

5. Suy giảm chức năng tình dục

Nam giới thường xuyên thức khuya có thể có chức năng tình dục giảm sút. Việc thức khuya khiến lượng hormone testosterone bị suy giảm, tình trạng này kéo dài dẫn đến việc rối loạn chức năng sinh dục, điển hình là các vấn đề như rối loạn cương dương, giảm nồng độ tinh trùng, giảm khả năng sinh sản,...

Ngoài ra, sự thiếu hụt testosterone do thường xuyên thức khuya cũng khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục, lãnh cảm, gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

Giảm tác hại của thức khuya

Trong cuộc sống thường ngày, sẽ có rất nhiều lúc chúng ta buộc phải thức khuya để giải quyết những công việc gấp. Vậy chúng ta nên làm gì để giảm thiểu tác hại và phục hồi sức khỏe sau một đêm thức khuya?

1. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Thức khuya có thể khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, từ đó gây ra cảm giác kiệt sức, mệt mỏi và buồn ngủ. Lúc này, mọi người có thể bổ sung vitamin nhóm B, vitamin A, C, E và các khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng mệt mỏi, kiệt sức sau 1 đêm thức khuya.

2. Uống đủ nước

Chúng ta biết 70% cơ thể là nước và khi nhu cầu nước không được đáp ứng, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Thức khuya khiến cơ thể mất nước nhanh chóng. Đây được cho là 1 trong những nguyên nhân khiến bạn suy sụp tinh thần, mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.

Cho dù ngày hay đêm, mọi người vẫn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể để tăng cường quá trình trao đổi chất, đảm bảo cơ thể không bị mất nước khi thức khuya. Mang theo một chai nước bên mình là thói quen tốt giúp để "cấp" nước cho cơ thể.

Thói quen xấu buổi tối khiến cơ thể gặp rắc rối lớn: Làm gì để giảm tác hại? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Uống nước đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm bớt mệt mỏi sau một đêm thức khuya.

3. Bổ sung thực phẩm đúng cách

Để giúp cơ thể giảm thiểu mệt mỏi sau một đêm thức khuya, mọi người có thể lựa chọn ăn một số loại trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu protein như thịt, trứng,… để bổ sung thể chất nhưng tuy nhiên cũng không nên ăn quá no.

Ngoài ra, mọi người có thể bổ sung chất xơ và protein cho cơ thể bằng cách ăn trái cây, rau xanh,... Mọi người cũng có thể lựa chọn ăn các loại hạt sấy khô như đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó,... Những loại hạt này rất giàu protein, vitamin B, vitamin E, canxi, sắt và các khoáng chất khác. Hơn nữa, hàm lượng cholesterol trong các loại hạt này cũng rất thấp, vì vậy ăn các loại thực phẩm này có tác dụng giúp cơ thể phục hồi thể chất nhanh chóng.

Kết

Thói quen thức khuya có thể đem đến cho cơ thể bạn 5 “rắc rối” trên, vì vậy tốt nhất bạn nên bỏ thói quen thức khuya càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Tuy nhiên, nếu phải thức khuya trong một số trường hợp, mọi người cũng có thể áp dụng 1 trong các cách trên để cải thiện tình trạng sức khỏe và hạn chế một phần tác hại của việc thức khuya.

Nguồn: Health/QQ

Mời đặt câu hỏi Toạ đàm trực tuyến:

THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ FO TẠI NHÀ - ĐỂ AN TOÀN VÀ KHÔNG MẮC SAI LẦM

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện nay có 2.914.241 ca mắc Covid-19. Trừ đi 2.320.772 người đã khỏi bệnh và số người tử vong, hiện nay chúng ta đang có 554.799 F0 đang theo dõi và điều trị trên toàn quốc. Do chính sách của các địa phương, phần lớn trong số đó được theo dõi và điều trị tại nhà.

Toạ đàm trực tuyến "Theo dõi và điều trị F0 tại nhà: Để an toàn và không mắc sai lầm" với sự tham gia của khách mời - BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM mong muốn cung cấp những thông tin thiết thực để F0 theo dõi điều trị tại nhà được hiệu quả và an toàn.

Toạ đàm diễn ra lúc 19h30 Thứ 6 ngày 25/02 trên page Soha.vn. Độc giả có câu hỏi xin gửi TẠI ĐÂY.


https://soha.vn/thoi-quen-xau-buoi-toi-khien-co-the-gap-rac-roi-lon-lam-gi-de-giam-tac-hai-2022022314462238.htm