Sinh vật đáng sợ nói trên là loài nhện Phoneutria nigriventer, còn gọi là "nhện chuối", sở hữu loại nọc độc cực mạnh có thể gây ra tình trạng priapism - tức "cương cứng kéo dài" - ở động vật có vú bao gồm con người.
Tình trạng nhiễm độc có thể nghiêm trọng đến mức gây hoại tử mô dương vật, nguy hiểm đến tính mạng, một số trường hợp phải cắt cụt.
Thế nhưng các nhà khoa từ Đại học Liên bang Minas Gerais (Brazil) đã tìm ra cách ứng dụng ngoạn mục chính thứ nọc độc chết người đó.
Gel BZ371A từ nọc độc nhện hứa hẹn tạo ra phương thuốc trị rối loạn cương dương thế hệ mới - Ảnh minh họa từ Internet
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sáng chế ra một loại gel mang tên BZ371A, hiện đã thành công ở giai đoạn 2 (trên động vật), theo Science Alert.
Loại gel này có thể dùng để bôi lên háng, giúp kích hoạt sự cương cứng, hứa hẹn trở thành thuốc trị rối loạn cương dương thế hệ tiếp theo.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nguyên lý gây nên chứng priapism nguy hiểm của nọc độc nhện chuối chính là việc kích hoạt giải phóng oxit nitric trong cơ thể, từ đó làm tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục.
Nếu bị nhện tấn công trực tiếp, nạn nhân nhận quá nhiều nọc độc, cơ chế này bị trở nên quá đà và nguy hiểm. Vì vậy việc dùng một lượng nhỏ có thể giúp đạt được trạng thái cương cứng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Cơ chế kích hoạt giải phóng oxit nitric này cũng là cơ chế hoạt động chính của loại thuốc trị rối loạn cương dương nổi tiếng Viagra .
Một cuộc thử nghiệm thí điểm nhỏ trên cả nam và nữ cho thấy "gel nọc nhện" BZ371A có vẻ dễ sử dụng hơn Viagra , tránh được tác động ngoại ý đến một số người có bệnh nền.
Các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn hơn vẫn đang được lên kế hoạch, bắt đầu với một số nam giới bị rối loạn cương dương.
Các nhà khoa học còn cho biết thuốc này có khả năng ứng dụng được ở cả phụ nữ bị rối loạn chức năng tình dục, sẽ được xem xét trong các thử nghiệm sau.