Virus Nipah bùng phát: Tỷ lệ tử vong cao gấp 20 lần COVID-19, WHO cảnh báo có thể gây ra đại dịch tiếp theo

Sự gia tăng số ca nhiễm virus Nipah trong thời gian gần đây đã khiến cho WHO lo sợ một đại dịch tương tự Covid-19 sẽ bùng phát.

Dù đã xuất hiện từ năm 2018 nhưng thời gian gần đây Ấn Độ vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với đợt bùng phát mới của dịch bệnh do virus Nipah gây ra sau khi 6 người được xác nhận là đã tử vong do mắc virus nguy hiểm này.

Virus Nipah bùng phát: Tỷ lệ tử vong cao gấp 20 lần COVID-19, WHO cảnh báo có thể gây ra đại dịch tiếp theo - Ảnh 1.

Virus Nipah bùng phát trở lại tại Ấn Độ khiến nhiều chuyên gia lo ngại

Theo nguồn tin từ phía truyền thông, tính đến ngày 15/09, tổng cộng có 706 trường hợp được suy đoán là đã nhiễm bệnh, trong đó 6 người đã tử vong. Tổng Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ (ICMR) Rajeev Bahl đã cho biết rằng tỷ lệ tử vong của virus Nipah lên đến 40 đến 70% trong khi con số này ở Covid-19 là từ 2 đến 3%.

Giáo sư Izak Bogus, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học đa khoa Toronto cho biết: “Chủng virus này chắc chắn sẽ gây ra những triệu chứng không hề dễ chịu với những tổn thương về não và tỷ lệ tử vong cao hơn từ 40% đến 75% đối với những người bị mắc bệnh. Trong khi đó những người sống sót cũng sẽ phải chịu đựng những tổn thương lâu dài sau đó”.

Triệu chứng nhiễm bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus Nipah là một bệnh lây truyền từ dơi ăn quả sang người. Nó có khả năng lây truyền khi tiếp xúc gần cả từ động vật sang người lẫn từ người sang người. Các triệu chứng của virus Nipah tương tự như COVID-19, bao gồm ho, đau cơ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hay rối loạn tâm thần và co giật.

Virus Nipah bùng phát: Tỷ lệ tử vong cao gấp 20 lần COVID-19, WHO cảnh báo có thể gây ra đại dịch tiếp theo - Ảnh 2.

Virus này được cho là có nguồn gốc từ loài dơi

Dựa vào một số trường hợp được phát hiện gần đây ở Kerala, Ấn Độ, virus Nipah được phân thành ba loại: Nhiễm trùng không có triệu chứng, Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và Viêm não gây tử vong.

Theo đó, người bị nhiễm bệnh trong vòng 4 đến 14 ngày có thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, thậm chí có trường hợp phải đến 45 ngày mới xuất hiện các triệu chứng. Các triệu chứng ban đầu của người mắc virus Nipah sẽ giống cúm như sốt, nhức đầu, đau cơ, nôn mửa và đau họng.

Virus Nipah bùng phát: Tỷ lệ tử vong cao gấp 20 lần COVID-19, WHO cảnh báo có thể gây ra đại dịch tiếp theo - Ảnh 3.

Những triệu chứng của virus Nipah có nhiều điểm tương đồng với Covid-19

Vài ngày sau khi bị nhiễm bệnh, các biểu hiện nghiêm trọng hơn như chóng mặt, buồn ngủ và các vấn đề về thần kinh sẽ xảy ra đối với người bệnh. WHO cho biết một số người nhiễm bệnh cũng phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp và viêm phổi không điển hình, thậm chí họ có thể bị viêm não và co giật gây ra tình trạng hôn mê.

Những biện pháp phòng ngừa nào là cần thiết để tránh nhiễm virus Nipah?

Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp virus Nipah vào danh sách 16 mầm bệnh cần ưu tiên nghiên cứu và phát triển do có khả năng gây ra dịch bệnh. Đặc biệt, Nipah chỉ là một trong 260 loại virus tiềm ẩn khả năng gây đại dịch cho nhân loại, tương tự dịch Covid-19 do SAR-CoV-2 gây ra.

Về virus này, giới khoa học cũng cho rằng, điều quan trọng không phải virus Nipah hay bất kỳ loại virus gây bệnh nào khác, mà là khả năng phòng chống và đối phó của con người.

Virus Nipah bùng phát: Tỷ lệ tử vong cao gấp 20 lần COVID-19, WHO cảnh báo có thể gây ra đại dịch tiếp theo - Ảnh 4.

Thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong của người mắc virus này là từ 40% đến 75%

Do vậy, thông báo của WHO cho biết, nếu đợt bùng phát vi rút Nipah xảy ra trên bất kỳ lãnh thổ nào của Quốc gia, người dân phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa được liệt kê dưới đây.

TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ 39 tuổi phải tập đi lại từ đầu vì bỏ qua 1 dấu hiệu phổ biến của đột quỵ

Mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 4 di căn, người đàn ông vẫn sống thêm 10 năm sau khi làm 2 điều này

- Tránh xa lợn và dơi bị bệnh vì đây là các nguồn dễ nhiễm bệnh.

- Trong thời gian dịch bệnh này bùng phát, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước rửa tay diệt khuẩn.

- Không đến gần những thực phẩm hoặc đồ uống mà dơi, lợn hoặc người bị nhiễm bệnh chạm vào.

- Cách ly với những người bị nhiễm bệnh.

- Tránh tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của cá nhân hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

Là một loại virus có tỷ lệ tử vong cao nhưng hiện giờ vẫn chưa có phương pháp điều trị nào cho loại bệnh nguy hiểm này. Đó là lý do tại sao người ta phải áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa một cách cẩn thận, bởi vì nếu một cá nhân bị nhiễm bệnh, người đó có thể dễ dàng lây nhiễm cho những người khác hay thậm chí là tử vong chỉ trong một thời gian ngắn.

Nguồn: RajneetPG