1. Căng thẳng
Căng thẳng, áp lực có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ, trong đó có cả ham muốn tình dục.
Những căng thẳng trong công việc, cuộc sống hoặc những mối quan hệ có thể xảy đến với bất cứ ai. Hãy sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho một ngày, bao gồm cả thời gian cho những công việc mà mình yêu thích. Hãy chơi một môn thể thao nào đó, trò chuyện với bạn bè hoặc gia đình, hoặc tìm tới sự trợ giúp của các bác sĩ tâm lý nếu tình trạng căng thẳng không thuyên giảm.
2. "Nửa kia"
Những vấn đề với "nửa kia" luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới giảm ham muốn tình dục. Tranh cãi, ít trò chuyện, sự phản bội hoặc mất tin tưởng có thể ảnh hưởng tới ham muốn của các cặp đôi.
Nếu không thể tự mình giải quyết những vấn đề này, hãy tới gặp các chuyên gia tư vấn để được trợ giúp.
3. Rượu bia
Rượu bia ảnh hưởng rất nhiều tới "chuyện ấy". Ảnh minh họa.
Đồ uống có cồn như rượu, bia đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy hưng phấn hơn khi làm "chuyện ấy". Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều các loại đồ uống này có thể huỷ hoại ham muốn tình dục.
Nếu bạn thường xuyên trong tình trạng say xỉn, "nửa kia" của bạn có thể mất đi hứng thú với "chuyện ấy". Nếu bạn uống ít rượu bia nhưng vẫn cảm thấy không có hứng thú với "chuyện ấy", hãy xem xét các nguyên nhân khác và tới gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và tìm nguyên nhân.
4. Ngủ quá ít
Nếu bạn nhận thấy ham muốn tình dục của mình đang bị suy giảm trầm trọng, hãy xem xét thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ mỗi ngày của mình. Ngủ quá ít và ngủ không ngon giấc có thể gây ra tình trạng này.
Hãy cố gắng đi ngủ sớm, tập luyện thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống lành mạnh để có một giấc ngủ ngon hơn.
Nếu bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ kéo dài mà không rõ nguyên nhân, hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
5. Thuốc
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục. Ảnh minh họa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục như:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc huyết áp
- Thuốc tránh thai
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu ham muốn tình dục của bạn giảm đi sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới. Các bác sĩ có thể đổi loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng sử dụng. Thêm vào đó, không bao giờ được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả những loại thuốc được quảng cáo là tốt cho "chuyện ấy".
6. Béo phì
Béo phì có thể ảnh hưởng chức năng cương. Ảnh minh họa.
Những người bị thừa cân, béo phì thường có ham muốn tình dục thấp. Béo phì có thể gây ra rối loạn hormone, rối loạn chức năng cương ở nam giới, đồng thời khiến người đó tự ti về hình ảnh bản thân.
7. Rối loạn cương dương
Những nam giới gặp các vấn đề về rối loạn chức năng cương thường hay lo lắng mình sẽ thể hiện như thế nào mỗi lần "yêu". Chính điều này có thể khiến ham muốn tình dục của họ bị giảm đi đáng kể.
Rối loạn cương dương là một vấn đề hoàn toàn có thể chữa trị được. Do đó, đừng ngại ngần mà hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn.
8. Hormone testosterone thấp
Testosterone là hormone chi phối ham muốn tình dục ở nam giới. Ảnh minh họa.
Testosterone là hormone ảnh hưởng rất nhiều tới ham muốn tình dục. Nam giới càng lớn tuổi, hormone này càng giảm và điều này khiến cho ham muốn của họ cũng giảm dần đi.
Những nam giới béo phì cũng có nồng độ hormone testosterone thấp hơn nam giới có cân nặng tiêu chuẩn.
Những vấn đề về tinh thần, thể trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự sản sinh hormone này ở nam giới.
9. Trầm cảm
Ham muốn tình dục thấp đôi khi là dấu hiệu sớm của trầm cảm. Các yếu tố sức khỏe tinh thần thường ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe thể chất, bao gồm cả tình dục.
Nếu bạn thấy mất đi các thú vui trong cuộc sống, trong đó có "chuyện ấy", hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sớm.
10. Thiếu sự gần gũi
Thiếu đi cảm giác gần gũi có thể làm giảm ham muốn tình dục. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho bạn đời của mình. Hãy trò chuyện tâm sự, trao những cái ôm nhẹ nhàng. Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu mà không cần quan hệ tình dục. Gần gũi nhau hơn có thể giúp cho "chuyện ấy" thêm thăng hoa.
(Nguồn: WebMD)