14 triệu người mắc bệnh tiểu đường do ăn uống mà không hề biết

Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí chuyên ngành Nature Medicine của Mỹ cho thấy, có khoảng 14 triệu người mắc bệnh tiểu đường type 2 do khẩu phần ăn uống nghèo nàn.

14 triệu người mắc bệnh tiểu đường do ăn uống mà không hề biết - Ảnh 1.

Xét nghiệm lượng đường trong máu

Những khẩu phần ăn của những người này hạn chế ngũ cốc hoặc gạo tinh chế, lúa mỳ hay các loại thịt chế biến bởi những thực phẩm này được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Những người thường ăn nhiều hoa quả hoặc hạn chế ăn tinh bột, các loại hạt cũng có một số tác động tới sức khỏe, mặc dù không nhiều.

Việc gia tăng người mắc bệnh tiểu đường type 2 được cho là một gánh nặng cho cá nhân đó, gia đình và hệ thống y tế. Tuyến tụy đảm nhận vai trò tạo ra hormone insulin. Insulin giúp các tế bào chuyển chất bột đường (glucose) từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo thành năng lượng.

Thế nhưng, ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2 này, dù cơ thể tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Để tránh lượng đường bị tồn đọng trong máu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để giải quyết glucose đang “tồn kho” để đưa vào tế bào. Đến một thời điểm, khi tuyến tụy không thể sản xuất số lượng insulin đều đặn được nữa thì glucose không được tạo thành năng lượng sẽ tích tụ trong máu và gây bệnh.

Hơn 37 triệu người Mỹ, chiếm tới 10% dân số, đã bị bệnh tiểu đường, một trong 7 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong nhiều nhất ở Mỹ.

Chế độ ăn uống rất quan trọng

14 triệu người mắc bệnh tiểu đường do ăn uống mà không hề biết - Ảnh 2.

Chế độ ăn uống có liên quan tới việc mắc bệnh tiểu đường.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tuft của Mỹ đã phân tích chế độ ăn của người dân ở 184 quốc gia trên thế giới bằng việc sử dụng dữ liệu từ năm 1990-2018. Dữ liệu này tiết lộ rằng, hơn 70% trường hợp được chẩn đoán trong năm 2018 được tin rằng do chế độ ăn không lành mạnh gây ra. Số ca mắc bệnh tiểu đường tăng chóng mặt trong những năm gần đây, đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2, con số tăng hơn nhiều so với 30 năm trước.

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tiểu đường, nhưng các chuyên gia gợi ý rằng nó liên quan đến việc thay đổi lối sống để giúp họ kiểm soát bệnh tật, chẳng hạn như giảm cân, tập luyện thể thao và ăn uống lành mạnh.

Nghiên cứu này đã tập trung vào 11 nhân tố trong chế độ ăn uống và kết luận rằng, có ba nhân tố đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống nghèo nàn ngũ cốc được cho là liên quan tới việc tăng các ca bệnh tiểu đường.

Tác giả cao cấp của nghiên cứu này Dariush Mozaffarian cho biết: “ Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng, chất lượng ăn uống không đầy đủ carbonhydrate đã dẫn tới việc gia tăng bệnh tiểu đường type 2 toàn cầu. Nghiên cứu mới này đã tiết lộ những vấn đề mấu chốt để cải thiện dinh dưỡng ở cấp quốc gia và toàn cầu”.

Phân tích cũng cho thấy chế độ ăn uống kém dẫn đến tỷ lệ nam giới mắc bệnh mãn tính nhiều hơn so với nữ giới, người trẻ tuổi mắc bệnh nhiều hơn so với người lớn tuổi và người dân thành thị mắc bệnh nhiều hơn so với nông thôn.

Trung và Đông Âu và Trung Á được phát hiện có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất liên quan đến chế độ ăn uống. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có khả năng là do dữ liệu từ các quốc gia bao gồm Ba Lan và Nga, nơi chế độ ăn kiêng được báo cáo là kết hợp nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và khoai tây.

Tác giả nghiên cứu Meghan O’Hearn giải thích: “Nếu không được kiểm soát và tỷ lệ mắc bệnh dự kiến sẽ tăng lên, bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe dân số, năng suất kinh tế, năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe và gây ra sự bất bình đẳng về sức khỏe trên toàn thế giới”.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Viện Y tế Quốc gia (CDC) của Mỹ đã cảnh báo công chúng rằng, số thanh niên Mỹ mắc bệnh tiểu đường type 2 được dự đoán sẽ tăng vọt gần 700% vào năm 2060 nếu xu hướng gia tăng hiện tại tiếp tục không được kiểm soát.

Theo The New York Post