Nhiều nghiên cứu có liên quan đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có một số thói quen kỳ quặc. Ngay cả Einstein nổi cũng có những điểm thú vị này.
Không cần phải chờ đến khi con trưởng thành, bố mẹ cũng có thể nhận thấy những biểu hiện trẻ thông minh từ khi còn nhỏ. Dưới đây là 3 biểu hiện kỳ quặc chứng tỏ chỉ số thông minh của trẻ rất cao.
1. Trẻ thích ở một mình và không muốn chơi cùng bạn bè của chúng
Có trẻ thích chơi với bạn bè nhưng một số bé lại thích ở một mình. Trường hợp này không có sự khác biệt giữa tốt và xấu bởi đây chỉ là dấu hiệu phản ánh một đứa trẻ hướng nội hay hướng ngoại. So với đứa trẻ thích chơi cùng bạn, những đứa trẻ thích ở một mình có khả năng tập trung tốt hơn và thường có thành tích học tập ở trường khá hơn.
Các nhà nghiên cứu Anh và Singapore đã yêu cầu 15.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 28 tham gia một cuộc khảo sát và kiểm tra IQ. Họ thấy rằng những người rất thông minh sẽ không hài lòng với cuộc sống của họ nếu họ giao tiếp với bạn bè một cách thường xuyên.
Carol Graham, một nhà nghiên cứu của Viện Brookings dù không tham gia nghiên cứu cũng cho rằng: "Những người có chỉ số thông minh cao và khả năng sử dụng trí thông minh thì ít có khả năng dành nhiều thời gian cho việc giao tiếp xã hội vì họ tập trung vào những vấn đề dài lâu"
Những đứa trẻ thích chơi một mình là biểu hiện của một người hướng nội
Những đứa trẻ này thường có khả năng quan sát và suy nghĩ mọi việc một cách thấu đáo hơn. Từ đó giúp chúng hiểu hơn về mọi chuyển xảy ra trong cuộc sống, đồng thời có cách cách giải quyết đem lại hiệu quả cao hơn. Nếu có biểu hiện này khi còn nhỏ chứng tỏ não bộ của chúng đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển khả năng tập trung và hiểu biết tương đối tốt.
2. Trẻ tò mò, thường đặt những câu hỏi tại sao
Trong khoảng 2-4 tuổi, những đứa trẻ thông minh thường có thói quen đặt những câu hỏi ''tại sao?'' như: Tại sao bầu trời lại rộng lớn như vậy?, Tại sao con chim biết bay?, Tại sao ông mặt trời lại có màu đỏ?... và muôn vàn các câu hỏi vì sao khác khiến nhiều bố mẹ cảm thấy phiền phức, đau đầu và mệt mỏi.
Nếu cha mẹ bỏ qua các câu hỏi của chỉ, chỉ sau một vài lần chúng sẽ ngừng hỏi. Từ đó sự tò mò của trẻ sẽ không còn được duy trì
Song thực tế đây lại là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trung bình trẻ học được 81 từ mỗi ngày trước khi lên 2 tuổi. Từ 2 tuổi trở đi, khả năng ngôn ngữ và quan sát của trẻ phát triển mạnh mẽ, việc hỏi nhiều là dấu hiệu tốt cho sự phát triển trí não, giúp hình thành thói quen tư duy, sáng tạo tích cực.
Khi tò mò và luôn đặt câu hỏi về thế giới xung quanh chứng tỏ trẻ luôn khao khát tiếp cận tri thức. Điều này thúc đẩy trẻ học tập tích cực hơn, tiếp thu kiến thức ở mức độ tò mò.
Đối với những trẻ hay hỏi "tại sao", cha mẹ không nên trả lời một cách chiếu lệ mà hãy nghiêm túc tìm hiểu và giải đáp cho chúng. Nếu trả lời một cách phớt lờ, cha mẹ vô tình cản trở sự khám phá, tò mò của trẻ. Điều đó chẳng những không giúp ích cho sự phát triển của trẻ mà con ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng.
3. Trẻ thích tháo rời những món đồ chơi
Một số trẻ thường thích tháo rời đồ chơi đã mua và nhiều khi không tìm cách lắp ráp lại được. Điều này đôi khi khiến nhiều cha mẹ cảm thấy bực tức. Song thực tế hành động kỳ quặc này lại minh chứng của một đứa trẻ có tư duy ngược và tư duy logic tương đối cao. Khả năng đặc biệt này có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai.
Chỉ số IQ của trẻ thường được ảnh hưởng bởi gen bẩm sinh nhưng vẫn có những yếu tố bên ngoài. Nếu sự hứng thú của trẻ không được đáp ứng, điều đó sẽ khiến sự phát triển IQ của chúng bị cản trở.
Kết luận, nếu nhận thấy con có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đúng cách giúp con phát triển trí thông minh, kích hoạt tiềm năng não bộ của trẻ để chúng có thể phát triển đúng hướng.
https://cafef.vn/3-diem-ky-quac-o-tre-nhung-lai-la-bieu-hien-cua-mot-dua-tre-co-chi-so-iq-cuc-cao-cha-me-dung-mu-quang-ngan-can-thieu-hieu-biet-20220319074348961.chnTheo Trí thức trẻ