Kẽm liên quan tới hơn 200 enzym và gene
PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết kẽm là một nguyên tố vi lượng có tầm quan trọng hàng đầu đối với cơ thể vì có liên quan tới tất cả các
Kẽm liên quan tới hơn 200 enzym và gene
PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết kẽm là một nguyên tố vi lượng có tầm quan trọng hàng đầu đối với cơ thể vì có liên quan tới tất cả các
Bổ sung hợp lý kẽm thực vật và động vật giúp cơ thể khỏe mạnh - Ảnh minh họa
Kẽm thực phẩm chống lão hóa, tim mạch và ung thư...
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết tình trạng thiếu kẽm không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trên thế giới cũng quan tâm. Khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm và một tỉ lệ lớn trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu kẽm.
Tại Việt Nam, tỉ lệ thiếu kẽm trên trẻ em khoảng 25 - 40% tùy theo địa phương và nhóm tuổi nghiên cứu. Điều tra về tình hình thiếu vi chất trên 586 trẻ từ 6 tháng đến 75 tháng tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ thiếu kẽm là 51,9%.
PGS Đáng nhấn mạnh việc bổ sung kẽm rất cần thiết bởi nó được hấp thu hằng ngày để duy trì mức độ khỏe mạnh trong cơ thể.
Nhu cầu kẽm hằng ngày của cơ thể gồm: trẻ sơ sinh 6mg, trẻ từ 1-10 tuổi 10mg, 10-12 tuổi 12mg, nữ từ 13 tuổi trở lên 12mg - nam 15mg, phụ nữ mang thai 15mg, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ 19mg, người cao tuổi 12mg.
Những đối tượng cần bổ sung thêm kẽm gồm: trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, người bị thương, người sắp phải qua cuộc phẫu thuật, nghiện rượu nặng, người ăn chay, người uống thuốc có chất sắt, aspirin, người bị bỏng, bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết;
Bệnh thận mạn tính, người mắt mờ, phụ nữ đang trong tuổi sinh nở, đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ, đàn ông trong độ tuổi trưởng thành, người cao tuổi, người già…
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu.
Nguồn thức ăn nhiều kẽm từ động vật như sò, hàu, thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và sô cô la, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hạnh nhân, táo, lá chè xanh…
Kẽm thực phẩm có tác dụng chống lão hóa, chống các bệnh liên quan tới tim mạch và ung thư... Việc chọn thức ăn giàu kẽm nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật. Chỉ bổ sung kẽm bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và cũng không vượt quá 150mg sẽ có hại cho cơ thể.
Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 1/3 dân số thế giới thiếu kẽm, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển, là nguyên nhân dẫn đến 450.000 trẻ em tử vong hằng năm.
Khoảng 30 - 50% trẻ em ở các nước đang phát triển có nồng độ kẽm trong huyết tương thấp. Ở các quốc gia phân loại có kẽm thiếu hụt trong đó có Việt Nam, tất cả trẻ em được coi là có nguy cơ thiếu kẽm.
.