4 cách COVID-19 có thể ảnh hưởng đến ‘cậu nhỏ’: Nam giới nào cũng cần biết

Các nghiên cứu khoa học cho biết việc mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng tiêu cực tới dương vật của một số nam giới.

Theo các nghiên cứu khoa học, SARS-CoV-2 có thể gây ra một số vấn đề ở dương vật.

Câu chuyện về một số người đàn ông gặp phải những tác động đáng ngại của COVID-19 ở dương vật đã được đăng tải trên các tạp chí y khoa.

Dưới đây, báo The Sun đã tổng hợp một số tác động tiềm ẩn của COVID-19 với dương vật.

1. Tổn thương mạch máu và cục máu đông

Chúng ta thường nghĩ COVID-19 gây ra các vấn đề về hô hấp. Nhưng bằng chứng cho thấy virus có thể xâm nhập - và do đó có khả năng gây tổn thương - các mạch máu của dương vật.

COVID-19 xâm nhập vào các tế bào nội mô của mạch máu trong nhiều cơ quan, có thể khiến chúng không hoạt động như bình thường.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ từng cho biết "COVID-19 có thể gây rối loạn chức năng nội mô lan rộng trong các hệ thống cơ quan bên ngoài phổi và thận… bao gồm cả dương vật".

Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Tiết niệu Sinh sản của Trường Y Miller, Đại học Miami, Mỹ, phát hiện virus SARS-CoV-2 trong mô dương vật của hai người đàn ông hồi phục sau COVID-19. Hai người này đã gặp vấn đề về cương cứng. Các nhà khoa học không tìm thấy virus trong mô dương vật của hai người đàn ông khỏe mạnh.

Trong khi đó, nhiễm COVID-19 được biết là làm tăng xu hướng đông máu.

Quá trình đông máu có thể dẫn đến đột quỵ, suy phổi, đau tim và hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng. Ở dương vật, nó có thể gây đau đớn dữ dội, giống như một nam giới 41 tuổi ở Iran từng gặp phải.

4 cách COVID-19 có thể ảnh hưởng đến ‘cậu nhỏ’: Nam giới nào cũng cần biết - Ảnh 1.

Virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập - và do đó có khả năng gây tổn thương - các mạch máu của dương vật. (Ảnh minh họa)

2. Cương cứng kéo dài

Mặc dù "cương cứng kéo dài" nghe có vẻ lý tưởng đối với những người đàn ông muốn kéo dài thời gian trên giường, nhưng tác dụng phụ này của COVID-19 không hề tốt cho sức khỏe.

Các nhà khoa học trên thế giới đã nhiều lần báo cáo những người đàn ông mắc COVID-19 bị cương cứng kéo dài hàng giờ đồng hồ hoặc thậm chí vài ngày.

Cương cứng kéo dài, còn gọi là chứng priapism, có thể dẫn đến chết mô, tổn thương vĩnh viễn hoặc rối loạn cương dương.

Trường hợp priapism liên quan đến COVID-19 được báo cáo đầu tiên là một

Các nhà khoa học trên thế giới đã nhiều lần báo cáo những người đàn ông mắc COVID-19 bị cương cứng kéo dài hàng giờ đồng hồ hoặc thậm chí vài ngày. (Ảnh minh họa)

3. Rối loạn cương dương

Ngay từ đầu đại dịch, các bác sĩ đã cảnh báo COVID-19 có thể gây rối loạn cương dương ở nam giới.

Các bệnh liên quan đến mạch máu, chẳng hạn như bệnh mạch vành, huyết áp cao và tiểu đường, có thể gây ra rối loạn cương dương, nên không có gì ngạc nhiên khi COVID-19 cũng có thể gây ra tác dụng phụ này.

Tiến sĩ Ryan Berglund, một bác sĩ tiết niệu tại Phòng khám Cleveland ở Ohio, Mỹ, nói với LA Times rằng ông đã gặp những bệnh nhân gặp vấn đề này.

Ông nói: "Bản thân các mạch máu có thể bị viêm... có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn và tác động tiêu cực đến khả năng cương cứng".

Emmanuele Jannini, giáo sư nội tiết và tình dục học tại Đại học Rome Tor Vergata ở Ý, cho biết virus SARS-CoV-2 có thể "gây viêm mạch máu".

"Khi những mạch máu đó và phần còn lại của hệ thống tim mạch bị tổn hại, nó có thể gây ra chứng rối loạn cương dương", ông viết trong một bài báo khoa học được xuất bản vào tháng 7 năm 2020.

Có một số giả thuyết khác: Việc thiếu oxy do phổi đang gặp khó khăn có thể "làm suy giảm chức năng cương dương".

Các nhà tiết niệu học ở Miami nói họ đã từng gặp hai người đàn ông mắc COVID-19 bị rối loạn cương dương.

Họ có "chức năng cương dương bình thường" trước khi mắc COVID-19, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Nam giới Thế giới.

Nhưng bảy đến chín tháng sau khi nhiễm COVID-19, họ đã phải đối mặt với tình trạng rối loạn cương dương và phải phẫu thuật điều trị.

4 cách COVID-19 có thể ảnh hưởng đến ‘cậu nhỏ’: Nam giới nào cũng cần biết - Ảnh 3.

Ngay từ đầu đại dịch, các bác sĩ đã cảnh báo COVID-19 có thể gây rối loạn cương dương ở nam giới. (Ảnh minh họa)

4. Dương vật thu nhỏ

Một nghiên cứu trên 3.400 người do Đại học College London, Anh, dẫn đầu cho thấy trong số 200 người có triệu chứng COVID kéo dài, dương vật thu nhỏ là một trong những triệu chứng hiếm gặp.

Gần 5% nam giới gặp triệu chứng COVID-19 kéo dài đã bị "giảm kích thước tinh hoàn/dương vật", theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet’s EClinicalMedicine.

TIN LIÊN QUAN

'Cậu nhỏ' có dấu hiệu này, quý ông đừng chủ quan: Chuyên gia tiết niệu khẩn thiết cảnh báo

Một người đàn ông từng mắc COVID-19 bị thu nhỏ dương vật đã kể về câu chuyện của mình.

Chia sẻ trên chương trình podcast "How to Do It", người đàn ông Mỹ 30 tuổi nói: "Tôi là một người đàn ông ở độ tuổi 30. Vào tháng 7 năm ngoái, tôi mắc Covid-19 và bị ốm rất nặng.

"Khi tôi ra viện, tôi đã gặp một số vấn đề về rối loạn cương dương. Những điều đó dần dần cải thiện sau khi tôi nhờ bác sĩ tư vấn, nhưng tôi dường như gặp phải một vấn đề lâu dài khác.

"Dương vật của tôi đã bị ngắn lại. Trước khi phát bệnh, tôi ở mức trên trung bình, không phải khổng lồ nhưng chắc chắn là to hơn bình thường. Bây giờ tôi đã bị co lại khoảng 3,8 cm và trở nên ngắn hơn mức trung bình.

"Nguyên nhân rõ ràng là do tổn thương mạch máu, và các bác sĩ của tôi nghĩ rằng sự thay đổi này có thể là vĩnh viễn. Điều này đã có tác động sâu sắc đến sự tự tin của tôi vào khả năng của mình trên giường".

Ashley Winter, một bác sĩ tiết niệu ở Portland, Mỹ, nói trên chương trình podcast rằng việc dương vật bị co lại sau COVID-19 là một hiệu ứng domino của rối loạn cương dương.

Cô giải thích: "Đúng là rối loạn cương dương dẫn đến giảm kích thước dương vật.

"Trong khoảng thời gian này (thời gian mắc bệnh), dương vật không tự kéo dài ra… khi đó, dương vật không nhận được nhiều máu dồn đến và điều đó có thể tạo ra sẹo ở dương vật và làm dương vật ngắn đi".

Tiến sĩ Winter giải thích rằng nam giới chỉ có nguy cơ cao bị giảm kích thước dương vật nếu nguyên nhân gây rối loạn cương dương là do thể chất, chẳng hạn như ung thư.

Còn nếu nguyên nhân rối loạn cương dương là do tâm lý như lo lắng về khả năng hoạt động tình dục hoặc trầm cảm, thì điều này không liên quan đến việc dương vật bị co lại.

(Nguồn: The Sun)

https://soha.vn/4-cach-covid-19-co-the-anh-huong-den-cau-nho-nam-gioi-nao-cung-can-biet-20220306164417378.htm