Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên khoa y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược TP.HCM - cho biết ngay tại nhà chúng ta có một số các loại rau, gia vị hỗ trợ điều trị Canh 'tơm' nấu rau dền cơm - Anh ăn một chén thảo thơm quê nhà…ĐỌC NGAY
Các loại rau, gia vị nào hỗ trợ điều trị cảm cúm?
Các bác sĩ cho biết một số loại rau, gia vị thường dùng trong bữa ăn hằng ngày có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị cảm cúm.
- Kinh giới: Kinh giới chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm.
Y học hiện đại đã ghi nhận tác dụng hạ sốt, chống viêm, giảm đau và an thần khi dùng lượng vừa đủ.
Để chữa cảm cúm có thể dùng kinh giới sao vàng tán nhỏ, khi bị cảm dùng 6-8g bột này.
Hoặc có thể sử dụng cháo kinh giới: nấu lấy nước bỏ xác, thêm 50g gạo tẻ và 50g đậu xanh vào nấu nhừ. Mỗi ngày ăn 2-3 lần để phòng cảm mạo mùa hè, thanh nhiệt.
- Tía tô: Trong toàn cây tía tô có chứa 0,5% tinh dầu, lá tía tô làm cho ra mồ hôi, chữa ho, chữa cảm mạo, giúp tiêu hóa, giảm đau, giải độc.
- Ăn cháo nóng tía tô (bằng cách thái nhỏ lá tía tô với hành, trộn vào cháo) cũng là một cách giải cảm nóng.
- Húng chanh: Húng chanh có vị cay, hơi chua, tính ấm, trừ đờm, giải cảm, thanh nhiệt, tiêu độc. Húng chanh được dùng để trị cảm cúm, ho hen, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, viêm họng, cảm cúm, khản tiếng.
Nếu chữa cảm cúm có thể dùng riêng húng chanh tươi hoặc dùng phối hợp với một số cây cỏ khác như lá sả, lá bưởi, lá tre, lá bạch đàn sẵn có ở địa phương để xông hơi.
- Gừng: Gừng có những tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống nôn, chống viêm, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa.
- Tỏi: Tỏi được trồng làm gia vị và còn được dùng làm thuốc nam khá phổ biến. Tỏi được dùng để chữa khá nhiều bệnh như cảm cúm, ho gà, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đau thần kinh tọa, tẩy giun kim.
Thêm tỏi vào thức ăn vừa có thể tăng thêm hương vị món ăn vừa có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm hiệu quả hơn.