Theo lương y Nguyễn Đình Cự, Hội Đông y tỉnh Thái Bình, cỏ ban là loại cỏ hoang mọc khắp Việt Nam, từ đồng bằng đến miền núi đều có thể bắt gặp. Cây sinh trưởng vào mùa xuân, đến thu đông thì tàn lụi và đặc biệt, cứ vào buổi chiều tối thì lá cây cúp lại (nên cây còn có tên là dạ quan môn). Ngoài các tên này, cỏ ban còn được gọi là cây nọc sởi, địa nhĩ thảo hay các tên khác như điền cơ vương, điền cơ hoàng, châm hương, nhả cam…
Cây cỏ ban là một loại cỏ nhỏ, thân nhỏ mang nhiều cành, cao chừng 10-20cm, thân nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục, không cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, có cuống dài 4- 5mm. Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc. Hạt hình trụ, hơi thon có vạch dọc, chiều dài chừng 1mm.
Cây cỏ ban đã được dùng làm thuốc ở Việt Nam và Trung Quốc từ rất lâu, có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
"Mặc dù là loại cỏ mọc hoang, trải dài từ Bắc vào Nam ai cũng có thể bắt gặp nhưng cây cỏ ban lại có tác dụng vô cùng lớn trong việc chữa bệnh. Đây là một bài thuốc hay lại dễ kiếm. Theo y học cổ truyền, nọc sởi có vị đắng, ngọt, tính mát hoặc bình, quy vào kinh tâm, can, thận, có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, tán ứ tiêu thũng, giảm đau, lợi tiểu", lương y Cự cho hay.
Trước hết, cây cỏ ban có tác dụng chữa