Đây là chia sẻ của TS Đặng Thị Việt Phương - Viện Xã hội học, thành viên Nhóm nghiên cứu sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên Việt Nam - tại chương trình phổ biến kết quả nghiên cứu sâu và tham vấn chính sách về sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam, do UNICEF tổ chức sáng 17-4 tại tòa nhà xanh Nguy cơ trầm cảm, rối loạn ăn uống ở giới trẻ do giảm cân thiếu hiểu biết
Cha mẹ kiểm soát, áp lực học tập..., 22% trẻ vị thành niên có vấn đề sức khỏe tâm thần
Áp lực học tập và sự kiểm soát quá nghiêm ngặt của cha mẹ khiến trẻ lo âu, trầm cảm, cảm giác bị cô lập và cô đơn. Theo nghiên cứu, có tới gần 22% trẻ vị thành niên tại Việt Nam đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.
"Nguyên nhân là do thiếu kiến thức sức khỏe tâm thần của cha mẹ, gia đình và thanh thiếu niên, dẫn đến ảnh hưởng chung gây nên tất cả vấn đề sức khỏe tâm thần.
Ngoài ra, việc thiếu sự quan tâm, kết nối và hiểu biết giữa cha mẹ và trẻ cũng gây ra lo âu, trầm cảm, căng thẳng/sang chấn, tăng động. Trẻ gặp áp lực học hành cũng dẫn đến trầm cảm, căng thẳng", TS Phương nói.
Đặc biệt, TS Phương cũng nhấn mạnh đến sự kiểm soát quá nghiêm ngặt của cha mẹ dẫn khiến trẻ dễ rơi vào lo âu xã hội, trầm cảm, cảm giác bị cô lập và cô đơn, khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân.
"Vấn đề là nhiều cha mẹ tìm cách để kiểm soát con chặt chẽ, thay vì dạy con các kỹ năng để tránh rủi ro. Điều cha mẹ cần là hãy dạy con những kỹ năng xử lý vấn đề, kiểm soát cảm xúc, quản lý thời gian,… Và giáo dục con thường xuyên về những mối nguy hại, cách trải qua vấn đề gặp phải", TS Phương khuyến cáo.
Theo TS Nguyễn Đức Vinh - viện trưởng Viện Xã hội học, thời gian tới cần có những chính sách thúc đẩy truyền thông để nâng cao hiểu biết và chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần, bao gồm cả nhận thức, kiến thức, kỹ năng, giảm kỳ thị, đội ngũ tư vấn, can thiệp,…
Đồng thời ông Vinh cũng cho rằng cần phối hợp với các bên liên quan, xác định nhóm trẻ có nguy cơ cao gặp phải vấn đề sức khỏe tâm thần để hỗ trợ trẻ từ sớm, và huy động nguồn lực từ xã hội để chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ.