Stress có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kể ngành nghề, lứa tuổi hay giới tính nào. Học sinh cũng bị stress khi đang phải thức đêm để học bài thi. Nhân viên văn phòng bị deadline 'dí'. Người mẹ đang bận tối mặt với việc chăm con. Người nông dân lo lắng mất mùa do hạn hán kéo dài. Hay đơn giản, bạn đang suy nghĩ hôm nay nên mặc gì để ra đường hay việc chàng trai hồi hộp không biết lời tỏ tình có được nửa kia đồng ý hay không. Tất cả những áp lực, suy tư đó đều khiến bạn căng thẳng, hay còn gọi là stress.
Stress "tốt"
Stress là phản ứng tự nhiên của não bộ và cơ thể khi con người đối mặt với những khó khăn hay sự thay đổi bất ngờ trong cuộc sống. Nó được hình thành trong quá trình tiến hóa.
Trong quá khứ, nó giúp con người sinh tồn trước những nguy hiểm từ thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, thú dữ, hoặc xung đột với những người xung quanh. Khi rơi vào stress, cơ thể chuyển đổi từ tình trạng "bình thường" sang trạng thái "sẵn sàng chiến đấu". Nó phóng thích hỗn hợp các hormone và chất hóa học làm cho cơ thể xuất hiện một loạt các biểu hiện như tim đập nhanh hơn, cơ bắp căng ra, thở nhanh hơn, các chức năng không cần thiết lúc này như chức năng tiêu hóa, bài tiết bị tạm hoãn.
Ngày nay, stress thường đến từ các tình huống được bạn xem như thử thách trong công việc, học tập, sinh hoạt, đời sống, gia đình, các vấn đề về tài chính và sức khỏe… Lúc đó, cơ thể lại phát ra tín hiệu khiến chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng.
Nguồn: majerrecruitment.com
Không phải stress là hoàn toàn xấu. Stress trong thời gian ngắn giúp ta vượt qua công việc một cách hiệu quả hơn và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng stress kéo dài (stress mạn tính) sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe.
Stress "xấu"
* Các bệnh về tim mạch: Tim là cơ quan đầu tiên chịu tác động của stress. Người chịu cường độ stress cao và kéo dài làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, mà phổ biến nhất là thiếu máu cục bộ. Các ảnh hưởng sinh lý của stress khiến trái tim cần nhiều oxy hơn cùng với động mạch bị tắc nghẽn bởi cholesterol gây thiếu máu cục bộ. Đây là hiện tượng phổ biến nhất.
Nguồn: Columbia Asia.
* Tăng huyết áp: Stress gây ra tăng huyết áp. Áp lực máu lên động mạch tăng, khiến động mạch bị giãn, dễ vỡ. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với não, có thể dẫn đến đột quỵ.
* Rối loạn giấc ngủ: Stress gây ra tình trạng căng thẳng quá mức cần thiết, khiến cơ thể không thể thiết lập trạng thái cân bằng giữa trạng thái "ngủ" và "tỉnh táo", gây khó ngủ hoặc ngủ quá lâu.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người stress mạn tính thường có vấn đề về hệ tiêu hóa, quá trình bài tiết nước tiểu, khả năng sinh sản. Đồng thời, hệ miễn dịch của người bị stress suy giảm khiến họ dễ mắc các bệnh như cúm, cảm lạnh, đau đầu.
Stress lâu dài làm tăng nguy cơ