Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh

Đền Độc Cước là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh. Năm 2019, đền Độc Cước được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đền Độc Cước (Tp.Sầm Sơn, Thanh Hóa) được xây dựng trên đỉnh núi Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Phía đông và tây của đền giáp núi còn phía nam giáp biển Sầm Sơn. Đường lên đền này nằm tại phía đầu bãi tắm A, phường Trường Sơn, Tp.Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh

Khu vực chân đền Độc Cước.

Để vào đền, du khách phải qua 49 bậc đá từ chân núi. Đền có kiến trúc hình chữ Đinh theo kiểu chuôi vồ với 3 gian Tiểu đường, Trung đường, Hậu Cung. Trong đền thờ tượng thần Độc Cước một tay một chân, mặc áo võ tướng, mặt nghiêm nghị hiên ngang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. 

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 2).

Cổng chính đền Độc Cước.

Theo thông tin từ Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Tp.Sầm Sơn, Đền Độc Cược là nơi thờ chính vị thần Độc Cược. Theo truyền thuyết, thần Độc Cước là vị thần có công cứu dân, diệt ác và được người dân tôn thần vào hàng những vị thần "bất tử" của Việt Nam, đồng thời, thần đã được nhiều triều đại phong kiến ban tặng sắc phong.

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 3).

Bên trong đền được bài trí uy nghi.

Theo nghiên cứu từ nhà khoa học lịch sử Hoàng Thăng Ngói, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ở thời Lý, đền Độc Cước được người dân địa phương lập dựng và là một ngôi miếu nhỏ. Tới thời Trần, thần hiển linh giúp đoàn thuyền của vua Trần Anh Tông khi đi đánh giặc qua vùng biển này, thắng trận trở về nhà vua cho xây dựng đền thờ và phong cho thần "Độc Cước chân nhân Thượng đẳng thần". Từ đây, các triều đại tiếp theo đều phong sắc cho thần.

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 4).

Hình tượng thần Độc Cước (tượng một chân) độc đáo, được thờ tại ban chính của đền.

Ngồi đền đã trải qua các đợt tu bổ ở các thời vua Lê Thánh Tông (1470 -1497), vua Lê Huy Tông (1680-1705) và tới thời Thành Thái (1889-1907) ngôi đền được trùng tu và xây dựng hoàn chỉnh như kiến trúc hiện tại. 

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 5).

Tại đền có nhiều hình tượng điêu khắc cổ.

Với những giá trị văn hóa lịch sử to lớn, tới năm 2019, đền Độc Cước chính thức được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, nằm trong quần thể Khu danh thắng núi Trường Lệ, Tp.Sầm Sơn.

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 6).

Nhiều người dân, du khách qua vãn cảnh tâm linh tại đền.

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 7).

Du khách thích thú ngắm cây bàng cổ thụ "4 tay chia 4 hướng" với tuổi đời hàng trăm năm.

Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận tại đền Độc Cước.

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 8).

Lối vào cổng phụ của đền

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 9).

Khung cảnh tại đền

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 10).
Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 11).

Nhiều chi tiết cổ được lưu giữ qua hàng trăm năm như các cột đá tại đền.

Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 12).
Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 13).
Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 14).
Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 15).
Văn hoá - Hình ảnh cổ kính của ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh (Hình 16).

Từ đền Độc Cước, du khách có thể phóng tầm mắt thưởng ngoạn toàn cảnh bãi biển Sầm Sơn.