Không ăn tinh bột, chỉ ăn ngũ cốc thô có thực sự tốt cho sức khỏe?

Hiện nhiều người muốn giảm cân, tránh mỡ máu, huyết áp, tim mạch nên kiêng tinh bột mà không biết điều đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho gan, thận và não bộ... Vậy ăn sao cho đúng?

Nhiều người kiêng ăn cơm trắng vì nghĩ tốt cho sức khỏe nhưng thực tế lại là sai lầm - Ảnh minh họa

Nhiều người kiêng ăn cơm trắng vì nghĩ tốt cho sức khỏe nhưng thực tế lại là sai lầm - Ảnh minh họa

Sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết hiện nhiều người có những quan niệm sai lầm, không ăn

Bên cạnh cơm trắng, có thể dùng thêm ngô, khoai để giảm lượng gạo trắng sử dụng và đa dạng loại tinh bột - Ảnh: HÀ QUÂN

Gan, máu dễ nhiễm mỡ

Bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103, nhấn mạnh dinh dưỡng là phần sống còn của cơ thể, là điều kiện cơ bản để một cơ thể sống tồn tại. 

Ăn đủ dinh dưỡng rất quan trọng vì giúp ta đạt được sự khỏe mạnh. Cả thừa và thiếu dinh dưỡng đều gây ra bệnh tật. Có ba thành phần dinh dưỡng cơ bản mang lại năng lượng là chất đường, chất đạm và chất béo. Trong một bữa ăn cần phải có đủ cả ba chất trên, đặc biệt là chất bột đường.

Chất bột đường là chất sinh năng lượng cơ bản nhất. Đây là năng lượng sống thiết yếu của tim, não, là năng lượng cho mọi quá trình sống. Xây mới cơ quan, tái tạo tế bào, vận chuyển chất, đào thải chất, nhập xuất… đều cần tới năng lượng từ chất bột đường. 

Việc sinh nhiệt sưởi ấm cơ thể cũng từ chất này mà ra. Chế độ ăn chuẩn dinh dưỡng là đảm bảo: 60% chất bột đường, 20% chất đạm và 20% chất béo.

Bác sĩ Phúc phân tích, ăn kiêng bột đường dễ gây gan nhiễm mỡ và bệnh tim mạch. Bởi thông thường gan chuyển hóa đường (từ các thức ăn giàu tinh bột đường như gạo, mì, hoa quả…) để tạo năng lượng. 

Nếu áp dụng kiêng tinh bột sẽ không có đủ đường để chuyển hóa, nên gan buộc phải thu thập mỡ dùng thay thế. Khi đó, mỡ được dồn về gan quá nhiều, tích tụ lại trong tế bào gan và gây ra chứng bệnh gan nhiễm mỡ.

Hơn nữa, nếu "tuyệt thực" với thực phẩm có tinh bột đường nên lượng đường trong máu quá thấp làm tăng phân giải mỡ thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. 

Hệ quả lượng acid béo đi vào máu quá nhiều làm acid béo tự do trong máu tăng, tích trữ mỡ trong gan và máu, làm tăng cholesterol xấu LDL, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Đồng thời, tăng cường các thực phẩm làm tăng vận động ruột, bổ sung các thực phẩm như đậu nành, cá biển (tăng vận chuyển mỡ xấu); rau cải, bắp cải, súp lơ (giảm hấp thu mỡ vào máu, tăng vận động ruột); trà xanh, gừng, sả (tăng tiêu tan mỡ). Một ngày 2 cốc đậu nành và 1 tuần ăn từ 3-5 lần cá hữu ích cho giảm béo.

Cách ăn tinh bột lành mạnh

1. Đừng chỉ ăn một loại tinh bột:

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa tinh bột mà người trưởng thành mỗi ngày có thể ăn như gạo, các loại hạt ngũ cốc, các loại đậu, khoai… Việc ăn đa dạng tinh bột vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vừa tránh tình trạng thừa calo, cũng giúp chúng ta ngon miệng hơn.

2. Khống chế lượng tinh bột hấp thụ:

Tinh bột chứa một lượng lớn calo và đường bột nên cần khống chế số lượng hấp thụ một cách hợp lý. Khuyến nghị mỗi người lớn nên ăn lượng tinh bột mỗi ngày từ 250 - 400 gram (trọng lượng khô).

Tốt nhất nên phân bổ như sau: 50 gram hạt thô và các loại đậu, 50 - 100 gram khoai (trọng lượng khô - trọng lượng tươi sẽ gấp khoảng 5 lần, tức 250 - 500 gram), còn lại là gạo trắng.

3. Các thực phẩm từ tinh bột cần chế biến đơn giản:

Các thực phẩm từ tinh bột nên được chế biến đơn giản, luộc hoặc hấp, hạn chế việc chế biến bằng các phương pháp khác như chiên rán, tránh gây hại cho sức khỏe.




Mắc đái tháo đường kiêng tinh bột là đúng hay sai?Mắc đái tháo đường kiêng tinh bột là đúng hay sai?

Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường đều ăn ít tinh bột để phòng chữa bệnh mà không biết rằng sử dụng chất bột giúp ổn định đường huyết và hạn chế sự sản xuất insulin.