Loại rau tốt như nhân sâm mọc dại khắp nơi: Người TQ dùng nhiều, người Việt lại bỏ qua

Rau sam loại rau dại mọc ở khắp nơi tại Việt Nam. Loại rau dại này lại có công dụng toàn năng được ví tốt như nhân sâm.

Đại tá, Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội) cho biết, rau sam từ trước đến nay chỉ biết được người dân biết đến là thứ rau dại, món ăn của người nghèo. Ít người biết được loại rau này lại có dược liệu quý tốt như nhân sâm. Người Trung Quốc còn coi rau sam là loại rau trường thọ, trồng làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh.

Rau sam có tên gọi khác là Mã xỉ hiện – Mã xỉ thái theo cách gọi của người Trung Quốc. Loại rau này có tên khoa học là Portulaca oleracea L. họ rau sam. Bộ phần làm thuốc là toàn bộ cả cây tươi hoặc cây khô.

Rau sam là loại cỏ dại sống hàng năm, mọc bò xoè ngang mặt đất, thân, lá mập, lá dày, không cuống, hình răng ngưạ (vì vậy người Trung Quốc gọi cây là Mã xỉ). Tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Châu Âu đều dùng làm thuốc và rau ăn. Ở Trung Quốc rau sam được hái tươi về lập tức nhúng vào nước sôi lấy ra ngay rửa cho sạch nhớt rồi phơi khô hoặc sấy để làm thuốc.

Loại rau tốt như nhân sâm mọc dại khắp nơi: Người TQ dùng nhiều, người Việt lại bỏ qua - Ảnh 1.

Rau sam loại rau tốt cho sức khoẻ, ảnh minh hoạ.

Theo Lương y Bùi Hồng Minh, các nghiên cứu cho thấy rau sam có rất nhiều hợp chất quý như: flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ, vitamin (A, B, C), khoáng chất và các hợp chất khác.

Từ năm 1972 Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội nay là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương đã nghiên cứu, rau sam Việt Nam có 1,4% protit, 3% gluxit, 85mg% canxi, 1,5mg sắt, 26mg% vitamin C, 0,32mg % caroten, 0,03mg% vitamin B1, 0,11mg% B2, 0,7mg% PP…

Do rau sam giàu vitamin giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa và ung thư. Hàm lượng canxi cao có trong rau sam giúp hỗ trợ xương chắc khỏe hơn.  Với nhiều giá trị dinh dưỡng cao rau sam cũng được dùng như là "thuốc" bổ dưỡng.

Tại Châu Âu người dân thường dùng rau sam ăn sống để giữa được những giá trị dinh dưỡng trọng vẹn trong rau sam.

Lương Y Bùi Hồng Minh chia sẻ: "Nghiên cứu tại Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy trong rau sam có chứa nhiều axit hữu cơ, kali nitrat, kali sùnat và các muối kali khác. Trong rau sam có nhiều muối kali oxalat, một số chất giúp thông tiểu nên có tác dụng giải độc. Người dân Đài Loan ăn dùng rau sam để làm thuốc chữa bệnh cước thuỷ thũng, tiểu tiện khó khăn".

Một số tài liệu y thư cổ của Trung Quốc còn ghi chép lại nhiều tác dụng dược lý của rau sam như: Tác dụng làm co nhỏ mạch máu, ức chế sự phát triển của trùng lỵ.

Trên lâm sàng  rau sam đã được thí nghiệm chữa có kết quả với trùng lỵ cấp tính, các trường hợp ho lâu ngày, mụn nhọt, sưng đau, bệnh trĩ.

Lương y Bùi Hồng Minh các tài liệu cổ, rau này có vị chua, tính hàn (lạnh) không có độc, vào ba kinh: tâm, can và tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, trừ giun sán. Lưu ý người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không nền dùng. Liều dùng của rau sam từ 6-12g khô dùng sắc uống.

Dưới đây Lương y Bùi Hồng Minh giới thiệu một số bài thuốc có dùng tới rau sam.

Chữa lỵ cho trẻ em: Rau sam tươi 250g hoặc 50g khô, nước 600ml sắc còn 100ml, sắc uống trong ngày.

Chữa đi ngoài ra máu: Rau sam tưới 100g, Cỏ sữa non 100g, 20g Cỏ nhọ nồi, 20g Rau má. Cho 3 bát nước sắc còn 2 bát. Người lớn uống cả liều, ngày uống 2 liều.

Thuốc trừ giun: Rau sam 50 rửa sạch giã nát thêm đường. Uống liên tục trong 3-5 ngày.

Đái ra máu: Rau sam nấu canh ăn hàng ngày liên tục 3-7 ngày.

Chữa viêm thận cấp: Rau sam tươi 50g, Biến súc (rau đắng) 30g, Hoàng bá 10g, sắc uống.

https://soha.vn/loai-rau-tot-nhu-nhan-sam-moc-dai-khap-noi-nguoi-tq-dung-nhieu-nguoi-viet-lai-bo-qua-20220318155046737.htm