Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Một bà mẹ đã chia sẻ hình ảnh đáng sợ về 20 cục máu đông chết người được tìm thấy ở chân cô sau khi sinh con.

Chị Starla Ellis và cháu bé thứ ba Amaris vừa được sinh ra - Ảnh: Kennedy Newsand Media

Chị Starla Ellis và cháu bé thứ ba Amaris vừa được sinh ra - Ảnh: Kennedy Newsand Media

Chị Starla Ellis, 30 tuổi, cao 1,6m, đến từ Ohio, Mỹ, gần đây đã sinh một em bé nặng hơn 4kg sau một cuộc chuyển dạ vất vả. Sau đó chị bắt đầu thấy đau ở chân phải. 

Chị vừa chia sẻ lại câu chuyện với The Sun, cho biết triệu chứng của mình bắt đầu với cơn đau ở lưng dưới, sau đó lan xuống bụng và chân phải. "Chân đau dữ dội, tôi không thể cử động và gần như phải bò ra ô tô để đến bệnh viện", chị nói.

Các bác sĩ cho biết cơn đau là do một

20 cục máu đông được lấy ra từ chân Starla Ellis - Ảnh: Kennedy Newsand Media

Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân gây những cục máu đông này, nhưng bác sĩ nói với chị rằng có thể là do biến chứng khi sinh mổ.

Theo Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NHS), cục máu đông có thể rất nghiêm trọng và phải được điều trị nhanh chóng.

Các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở chân, tay và háng có thể bong ra và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả phổi. Điều này có thể dẫn đến bệnh tật, tàn tật và thậm chí tử vong.

Hai loại cục máu đông ở phụ nữ sau sinh

Theo Medical News Today, có hai loại cục máu đông mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con.

Một là các cục máu đông di chuyển qua âm đạo trong những ngày sau khi sinh, nguyên nhân là do niêm mạc tử cung và nhau thai bong ra.

Thứ hai là cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch của cơ thể, tình trạng này không phổ biến nhưng có thể đe dọa tính mạng.

Điều này có thể là do mang thai làm tăng áp lực trong tĩnh mạch ở chân và xương chậu, khiến dễ hình thành cục máu đông hơn.

Mỹ phê duyệt liệu pháp gene đầu tiên chữa trị bệnh rối loạn đông máuMỹ phê duyệt liệu pháp gene đầu tiên chữa trị bệnh rối loạn đông máu

Ở bệnh nhân rối loạn đông máu, vết đứt nhỏ hoặc vết bầm tím có thể đe dọa tính mạng và nhiều người cần được điều trị mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn để ngăn chảy máu nghiêm trọng.