Covid-19 đánh gục bản lĩnh quý ông
Mới đây, một người chồng trẻ từ Bình Dương đến khám nam khoa không giấu được nét đượm buồn trên khuôn mặt vì đang ở tuổi sung sức thì mắc bệnh khó nói. Bệnh nhân là anh Nguyễn Trọng T. 35 tuổi đến khám vì "cậu nhỏ" yếu.
Chia sẻ với bác sĩ, anh T. cho biết, trước đây, chuyện chăn gối của anh khá mạnh nhưng sau khi nhiễm Covid-19, phong độ bỗng dưng giảm sút. Anh T. cứ tưởng 1 vài tuần sẽ khỏi. Nhưng đến nay, tình trạng khó cương có dấu hiệu nặng hơn, cuộc yêu liên tục đứt đoạn khiến anh thêm phần stress và quyết định đi khám.
Khám cho anh T. là Thạc sĩ, bác sĩ nam khoa Đoàn Anh Sang ở TP.HCM. Thạc sĩ Sang cho biết trường hợp như anh T. không phải hiếm gặp. Phái mạnh sau khi hồi phục Covid-19 thường than phiền vấn đề giảm ham muốn và rối loạn cương dương.
BS Sang cho biết ở giai đoạn trước, khi chưa có vaccine thì nam giới còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Covid-19 không chỉ tác động lên cơ quan hô hấp mà còn lên đa cơ quan và trong đó có cơ quan sinh sản ở nam giới nhưng ít ai để ý. Khi có vaccine, Covid-19 tấn công hệ hô hấp nhẹ hơn thì người ta mới chú ý tới tác động ở cơ quan sinh sản của nam giới. Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng đau ở vùng bìu, đau ngứa ở dương vật.
Trường hợp của anh T., sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cơ bản, bác sĩ nhận thấy các chỉ số của anh T giảm ít so với tiêu chuẩn tham chiếu. Thông thường, người nam trưởng thành có nồng độ testosterone tầm 18 nmol/L. Nồng độ này được gọi là giảm khi < 15 nmol/L và thường giảm có triệu chứng khi < 12 nmol/L.
Nhiều nam giới bị rối loạn cương dương hậu Covid.
Bác sĩ khuyên anh T nên thay đổi lối sống tích cực, không thức khuya, ăn ngủ điều độ, không lạm dụng các chất kích thích, rượu bia… Ngoài ra, chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ các nhóm chất (nhất là thịt cá, dầu omega-3), rau xanh và chất xơ, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh để kiểm soát cân nặng. Luyện tập các môn tập tạ, chạy nước rút cũng được coi là cách để thúc đẩy cơ thể sản sinh testosterone nhanh hơn.
Sau gần 2 tuần uống thuốc, thực hiện tập luyện và thay đổi lối sống tại nhà, anh T. đã dần lấy lại phong độ trong chuyện chăn gối và đời sống vợ chồng cũng mặn nồng trở lại. Gọi điện "tâm sự" với bác sĩ, anh vui mừng như bản thân vừa lập nên chiến công lớn.
3 nguyên nhân khiến 'cậu nhỏ' yếu
BS Sang cho biết các nghiên cứu khoa học cho thấy Covid-19 có ảnh hưởng đến tinh hoàn, nơi sản xuất testosterone (hormone sinh dục nam), từ đó làm suy giảm testosterone và khiến chuyện chăn gối của nam giới cũng "yếu" đi. Ngoài ra, khi nhiễm virus, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng viêm, dẫn đến hình thành những cục máu đông nhỏ và tổn thương niêm mạc mạch máu. Việc đó làm giảm lưu lượng máu ở các động mạch, cản trở quá trình 'cậu nhỏ' cương cứng.
Hiện nay, có 3 nguyên nhân chính khiến hậu Covid-19 khiến nam giới xuống sức khi "làm chuyện ấy".
Thứ nhất, khi mắc Covid-19, nam giới sẽ cảm thấy mệt mỏi. Khi cơ thể mệt mỏi thì không còn cảm xúc thăng hoa để nghĩ tới "chuyện ấy". Mệt mỏi có thể do virus tấn công cơ quan hô hấp, khiến việc hô hấp trở nên khó hơn, oxy máu cũng giảm. Việc cách ly khi bị Covid-19 cũng ảnh hưởng không ít tới thể lực của nam giới khi họ bị hạn chế vận động, đi lại chỉ cách ly trong căn phòng nhỏ.
Thứ hai, virus SARS-CoV-2 tấn công các mô có chứa tế bào sản sinh ra testosterone. Khi bị tấn công, testosterone có thể suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng tới khả năng cương cứng của cậu nhỏ.
Thứ ba, virus SASR-CoV-2 ảnh hưởng tới hệ thống mạch máu khiến quá trình lưu thông máu đến cậu nhỏ chậm hơn, bản thân mạch máu ở dương vật cũng bị ảnh hương phần nào nên quý ông sẽ thấy dương vật khó cương cứng hơn trước.
BS Sang cho biết dù trường hợp hậu Covid-19 ảnh hưởng tới bản lĩnh quý ông không phổ biến nhưng nam giới cũng nên theo dõi. Nếu sau thời gian mắc Covid-19 mà 'chuyện ấy' vẫn chưa phục hồi thì có thể đi khám nam khoa để tìm nguyên nhân do bệnh lý hay do ảnh hưởng hậu Covid-19.