Săn ‘đặc sản’ thú rừng ăn Tết, coi chừng nguy cơ nhiễm bệnh từ động vật hoang dã

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người săn lùng những loại “đặc sản” từ các núi rừng, phổ biến như tê tê, heo rừng, cầy/chồn, dúi… để “đổi vị” cho những buổi liên hoan, gặp mặt. Thế nhưng những “đặc sản” tưởng chừng an toàn này lại tiềm ẩn nhiều mầm bệnh.

Nhiều loại động vật hoang dã được sử dụng làm thực phẩm tại Việt Nam - Ảnh minh họa: WCS Việt Nam

Nhiều loại động vật hoang dã được sử dụng làm thực phẩm tại Việt Nam - Ảnh minh họa: WCS Việt Nam

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, mà chủ yếu từ

"Chợ" ở một chân cầu buôn bán các loại chim hoang dã tại Hà Nội - Ảnh minh họa: WCS Việt Nam

Theo nghiên cứu của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ, cho thấy 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua sản phẩm từ động vật hoang dã tại các khu chợ bán động vật hoang dã trong 12 tháng qua.

Tỉ lệ này cao hơn ở Việt Nam với 14%. Đáng chú ý, 9% trong tổng số người trả lời đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã chia sẻ họ có thể và sẽ mua lại sản phẩm động vật hoang dã trong tương lai.

Trên 200 bệnh lây từ động vật sang ngườiNgăn chặn dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Hoàng Bích Thủy, trưởng đại diện Wildlife Conservation Society, Văn phòng Việt Nam (WCS Việt Nam), cho hay trong hơn 10 năm qua (2010 đến nay), WCS Việt Nam đã phối hợp với các đối tác trong nước thực hiện các nghiên cứu về những mầm bệnh có nguy cơ lây truyền giữa người và động vật trên nhiều loài động vật hoang dã khác nhau.

"Kết quả các nghiên cứu chúng tôi thu được là 46 vi rút có nguy cơ lây truyền giữa người và động vật được phát hiện trên một số loài động vật hoang dã khác nhau và cả trên người trong đó có 26 vi rút mới, chưa từng được phát hiện trước đây và 20 vi rút đã biết.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro lây truyền dịch bệnh giữa người và động vật, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh lây truyền giữa người và động vật.

Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân cũng cần nâng cao nhận thức về rủi ro lây truyền dịch bệnh giữa người và động vật hoang dã để chủ động lựa chọn và kiểm soát các hành vi tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã", bà Thủy khuyến cáo.

Săn bắt thú rừng không quý hiếm cũng bị xử phạt

Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp do Chính phủ ban hành năm 2019 quy định 14 mức phạt hành chính đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật.

Trong đó, người có hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với động vật rừng thông thường.

Xử phạt cao nhất là 400 triệu đồng, tùy theo giá trị và loại động vật (động vật rừng thông thường hay động vật quý hiếm). Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm. Và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường như là một biện pháp khắc phục hậu quả.

Tiêu hủy 10 tấn động vật hoang dã trị giá 300 tỉ buôn lậu từ châu Phi vềTiêu hủy 10 tấn động vật hoang dã trị giá 300 tỉ buôn lậu từ châu Phi về

Lực lượng chức năng đang tiến hành tiêu hủy 10 tấn động vật hoang dã buôn lậu gồm ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, xương sư tử.