Đây là chia sẻ của bác sĩ Đinh Văn Lượng - giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, trong hội thảo khoa học "Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị Vi khuẩn và nấm gây bệnh 'hung hãn' hơn trên Trạm vũ trụ quốc tếĐau đầu, sổ mũi cẩn thận u nấm mọc trong xoang gây biến chứng nặng nềCuộc chiến chống thảm họa nấm chỉ mới bắt đầu
Số người Việt không biết bị nhiễm nấm phổi chiếm đến 90%
Nấm phổi được ví như 'kẻ giết người giấu mặt', với tỉ lệ gây tử vong cao (khoảng 50-70%) nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện Việt Nam có đến 90% số người nhiễm nấm phổi chưa được phát hiện và điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bệnh viện Phổi trung ương) cũng cho hay hầu hết bệnh nhân thường đến khám vì ho ra máu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đau ngực, ho khạc đờm kéo dài kèm khó thở như hen.
Người mắc nấm phổi nếu không được điều trị, phần phổi bị phá hủy sẽ ngày một lớn, dẫn đến mất chức năng phổi. Người bệnh thường có biểu hiện là ho ra máu, khó thở và suy mòn… dần dần người bệnh sẽ tử vong.
"Bệnh nấm Aspergillus có thể điều trị được bằng các thuốc kháng nấm, khoảng 50% số trường hợp không được điều trị có thể tử vong sau 5 năm.
Những trường hợp được phát hiện và điều trị sớm có thể điều trị khỏi bằng các thuốc kháng nấm. Một phần lớn các trường hợp chẩn đoán và điều trị muộn cần phải phẫu thuật, nút mạch cầm máu song song với việc điều trị thuốc nấm kéo dài. Những trường hợp này, nguy cơ tử vong cao trước và sau phẫu thuật.
Những trường hợp muộn khác có thể biểu hiện bằng tình trạng suy mòn, khó thở nhập viện thường xuyên vì các tình trạng nhiễm khuẩn phổi.
Vì vậy, việc chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm nấm phổi là vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống khỏe mạnh", bác sĩ Ngọc cho hay.
Để phòng bệnh nấm phổi, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với môi trường nấm mốc, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tăng cường sức đề kháng, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, chú ý khám bệnh định kỳ nếu có bệnh lý phổi nền.