Ăn tiết canh dê có thể nhiễm liên cầu lợn?
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin ngày 1-5, sau khi ăn Một người nhiễm khuẩn liên cầu lợn, tử vong sau khi ăn tiết canh tiệc tất niên
Ăn tiết canh dê có thể nhiễm liên cầu lợn?
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin ngày 1-5, sau khi ăn Một người nhiễm khuẩn liên cầu lợn, tử vong sau khi ăn tiết canh tiệc tất niên
Trong món tiết canh tồn tại nhiều mầm bệnh nguy hiểm như: tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán… Đặc biệt, trong quá trình cắt tiết, chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh dễ dẫn đến vi khuẩn trên da, lông động vật dễ dàng xâm nhập vào máu.
"Các loại giun sán có trong tiết canh khi đi vào cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Chuyên gia này từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm cùng lúc 3-5 loại giun sán vì mê tiết canh.
Có trường hợp bệnh nhân bị áp xe gan do giun sán. Nếu không điều trị kịp thời, khối áp xe gan của bệnh nhân có nguy cơ bị vỡ. Ngoài ra các loại giun sán ký sinh trong cơ thể bệnh nhân cũng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Thiệu cho hay.
Để phòng tránh nguy cơ nhiễm liên cầu lợn hay các loại ký sinh trùng khác, bác sĩ Thiệu cảnh báo người dân cần đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi. Không nên ăn tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt động vật ốm chết.
Bên cạnh đó, không xử lý thịt sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch, dụng cụ sau khi chế biến thịt sống.
Chú ý, khi sốt cao (40-41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.