Tiến sĩ Natalia Dmitrieva cho biết: “Kết quả của cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống đủ nước giúp làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế bệnh tật và kéo dài tuổi thọ”.
Nồng độ natri trong máu có mối liên hệ mật thiết với một số dấu hiệu của sức khỏe. Khi nồng độ natri trong máu tăng, nghĩa là lượng nước nạp vào cơ thể bạn đang giảm đi.
(Ảnh: iStock)
Những người trưởng thành có nồng độ natri trong máu cao hơn mức bình thường thì khả năng cao họ sẽ tử vong ở độ tuổi trẻ hơn. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và lão hóa sớm ở họ cũng cao hơn.
Vì thế, việc cung cấp đủ nước rất quan trọng nếu bạn muốn cân bằng nồng độ natri trong máu. Viện y tế quốc gia (NIH) khuyến cáo nồng độ natri lý tưởng trong cơ thể rơi vào khoảng 135-146 mEq/L.
Bên cạnh đó, tổ chức này cũng cho biết những người ở độ tuổi trung niên có nồng độ natri trong máu cao hơn 142 mEq/L sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh mạn tính tăng đến 39% so với người bình thường. Ngoài ra, các nguy cơ bị mất trí nhớ và các bệnh mạn tính như tiểu đường, đột quỵ, động mạch ngoại vi,... cũng tăng đến 64%.
(Ảnh: iStock)
Nghiên cứu cho biết thêm, nguy cơ già trước tuổi tăng đến 50% đối với những người có nồng độ natri trong máu cao hơn mức 144 mEq/L. Nếu ở giữa mức 144.5 và 146 mEq/L, nguy cơ chết trẻ sẽ tăng 21% so với những người ở mức 137-142 mEq/L.
Theo lời khuyên từ National Academies of Medicine, phụ nữ nên uống khoảng 6 đến 9 cốc nước mỗi ngày (tương đương 2,5 đến 2,2 lít). Trong khi đó, lượng nước tiêu thụ lý tưởng với đàn ông là 8 đến 12 cốc (tương đương 2 đến 3 lít).