Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết,
Đau 3 vùng này, coi chừng ung thư phổi
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết,
Đau 3 vùng này, coi chừng ung thư phổi
Khi chúng ta hít phải Radon và các hạt nhân con của nó, một số phân rã phóng xạ sẽ xảy ra trong phổi chúng ta. Các hạt alpha được sinh ra có thể gây tổn hại đến mô phổi. Tổn hại như thế có thể dẫn đến ung thư phổi. Từ khi bệnh ung thư bắt đầu xuất hiện do phóng xạ, cho đến khi nó phát triển tới mức có thể quan sát được các biểu hiện lâm sàng, phải mất một khoảng thời gian trễ nhiều năm.
Nguy cơ ung thư phổi phát triển do sự chiếu xạ của Radon tuỳ thuộc vào lượng khí Radon mà chúng ta hít phải. Càng có nhiều Radon trong không khí, nguy cơ càng lớn. Tương tự, khoảng thời gian chúng ta hít thở trong không khí chứa Radon đó càng dài thì nguy cơ càng lớn.
Người thường tiếp xúc với amiăng
Nếu như bạn thường xuyên tiếp xúc với amiăng tại nơi làm việc hoặc khi sửa chữa nhà cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và u trung biểu mô.
Amiăng là một hợp chất hóa học dạng sợi được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và tiêu dùng. Tiếp xúc với amiăng có thể gây ra bệnh bụi phổi amiăng.
Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng tổn thương xơ hóa (không ác tính) lan tỏa trong nhu mô phổi. Bệnh mang tính chất nghề nghiệp và thường xuất hiện sau 5 đến 20 năm tiếp xúc.
Người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì nên chủ động đi khám để xét nghiệm sớm. Bởi bệnh này càng phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ càng cao.
Ngoài ra, những người có đề kháng kém thường không có sức đề kháng cao, từ đó làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết tố, có khả năng dẫn đến các bệnh về phổi.
Người mắc bệnh về phổi không được điều trị triệt để
Những người mắc bệnh về phổi mà không được điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì khả năng biến chứng thành ung thư phổi sẽ cao hơn hẳn những người khác. Điển hình là những căn bệnh như lao phổi, bệnh giãn phế quản...
Thêm nữa, những người mắc bệnh viêm phế quản hay viêm phổi mãn tính còn có thể bị sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, từ đó phát triển bệnh thành ung thư phổi.
Người sống lâu trong vùng không khí ô nhiễm
Ô nhiễm không khí hiện nay là vấn nạn trên toàn cầu. Ở nước ta nói riêng, tình trạng bụi mịn ngày càng trầm trọng ở những khu vực thành phố lớn. Hà Nội trong mùa đông hanh khô càng kéo theo ô nhiễm trầm trọng, bụi mịn gia tăng.
Giới chuyên gia cảnh báo, đây là một trong những vấn nạn chưa thể khắc phục trong ngày một ngày hai, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Đặc biệt người sống trong khu vực ô nhiễm thường xuyên dễ mắc ung thư phổi hơn hẳn những người khác. Đây là điều mà bất cứ ai cũng lo sợ bởi cuộc sống xung quanh ngày càng thiếu sự trong lành do nhiều nguyên nhân.
Đặc biệt với người hút thuốc nhiều
Ai cũng biết thuốc lá rất độc, cụ thể trong khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất độc hại, bao gồm 69 loại gây ung thư, kèm theo đó là chất gây nghiện và chất gây độc.
Các hợp chất độc hại gây ra ung thư bao gồm benzopyrene, nitrosamine, hợp chất thơm... Khi các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp sẽ gây viêm mãn tính, phá hủy tổ chức và biến đổi tế bào, dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
Vì vậy, những người muốn phòng ngừa bệnh ung thư phổi cần tránh xa với khói thuốc lá.