Những thời điểm không nên ăn khoai lang
Không nên ăn khi đói: Nhiều người nghĩ, lúc đói có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên, trong khoai lang chứa nhiều chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai. Nếu bị chướng bụng, có thể uống nước gừng để giảm bớt. Bên cạnh đó, lúc đói, đường huyết đã thấp, khi ăn khoai lang lại làm hạ huyết áp gây mệt mỏi.
Hạn chế ăn khoai lang sau 12h trưa: Thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Hạn chế ăn khoai lang vào buổi tối: Ăn khoai lang đúng cách là không nên ăn vào buổi tối vì dễ trào ngược axit, đặc biệt là với những người dạ dày yếu hoặc người già có hệ tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng. Cộng với việc vào ban đêm, sự trao đổi chất diễn ra chậm nên càng khó tiêu hóa và dễ dẫn đến chứng mất ngủ.
Ăn khoai lang vào thời điểm nào lợi sức khỏe?
Theo các chuyên gia, mỗi buổi sáng thay vì ăn bún, mì, phở… bạn có thể bổ sung năng lượng bằng một củ khoai lang. Chỉ đơn giản như vậy, việc giảm cân bằng phương pháp này cũng mang lại hiệu quả gấp bốn lần so với cách làm thông thường.
Bạn cũng có thể giảm cân bằng khoai lang khi ăn kèm với sữa chua hoặc thêm một chút rau xanh vào bữa sáng. Điều này sẽ đảm bảo có thể có đủ năng lượng để làm việc.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng khoai lang
Quả hồng: Chất pectin và tannin có trong quả hồng khi kết hợp cùng khoai lang là thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ kích thích dạ dày tiết axit. Tannin kết hợp với axit dạ dày tạo thành sỏi.
Trứng: Trứng và khoai lang khi kết hợp sẽ gây ra hội chứng khó tiêu, đầy bụng gây cảm giác khó chịu cho người ăn. Vì thế không nên sử dụng cả 2 loại thực phẩm này cùng lúc.
Thịt gà: Thịt gà và khoai lang không nên ăn cùng lúc, cũng sẽ gây đầy hơi, tức bụng, cảm giác khó chịu, không tiêu.
Bí đỏ: Khoai lang và bí đỏ 2 loại thực phẩm nhuận tràng nhưng khi kết hợp cùng nhau sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, nôn khan, ợ chua...
Mách bạn cách chọn và bảo quản khoai lang
- Khoai lang ngon có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng là những củ ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
- Khoai lang bùi, thơm, bở rệu thường có lớp phấn hay đất bám vào. Khi xắt một lát mỏng ở đầu củ khoai sẽ thấy màu cam nhạt và chảy nhựa. Những củ khoai này khi luộc sẽ rất ngọt và bở.
- Khoai lang dẻo (khoai lang mật) là những củ vỏ màu đỏ ngả tím, có vết kéo mật ngoài vỏ. Khi xắt một lát mỏng ở đầu củ khoai sẽ thấy màu vàng nhạt và chảy nhựa.
- Không nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh sẽ khiến khoai héo và mất vị.
- Không để khoai ở những nơi ẩm thấp kèm nhiệt độ ấm.
- Không cho khoai vào túi nilon buộc kín sẽ làm khoai bị mọc mầm.
- Nên để khoai ở nhiệt độ phòng và đặt nơi thoáng mát là có thể bảo quản khoai được 1 tuần đến 10 ngày.
- Cũng có thể dùng giấy báo để bảo quản khoai lang bằng 2 cách:
+ Bọc khoai bằng giấy báo rồi cho vào túi lưới, để ở nơi thoáng mát.
+ Lót một lớp giấy báo dưới đáy thùng giấy rồi cứ một lớp khoai một lớp báo sao cho cuối cùng là lớp giấy báo bọc lại và đâm vài lỗ thông hơi rồi đặt thùng tại nơi thoáng mát.
Trúc Chi (tổng hợp)