Đa số trẻ tự đầu độc bản thân, mà nguyên nhân chính đến từ mâu thuẫn với gia đình, bạn bè khi không tìm được tiếng nói chung, hoặc có thể do áp lực học tập.
Theo các bác sĩ, nước tẩy rửa bồn cầu là loại axit mạnh. Dù vô tình hay cố ý nếu uống phải nạn nhân nguy cơ bị bỏng miệng, bỏng họng và bỏng toàn bộ ống tiêu hóa, nặng có thể dẫn tới tử vong. Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) ghi nhận ít nhất 3 bệnh nhân tử vong do ngộ độc chất ăn mòn.
Uống lượng ít, nạn nhân có thể gặp các biến chứng như gây hẹp thực quản làm người bệnh nuốt khó, ăn kém, suy kiệt.
Bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Việt Nam Uông Bí - Thụy Điển. (Ảnh: BVCC)
Phát hiện trẻ uống phải các chất trên, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng xử trí kịp thời. Người lớn tuyệt đối không tự điều trị bằng các phương pháp dân gian hay truyền miệng, tránh biến chứng có thể xảy ra.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh cần chú ý quan tâm chia sẻ với trẻ về học tập, đời sống tinh thần. Khi có mâu thuẫn, cha mẹ cần nhìn nhận vấn đề để giải thích, chia sẻ cùng trẻ để tìm ra hướng giải quyết phù hợp và triệt để. Cha mẹ không nên bỏ mặc trẻ, tạo thêm áp lực và áp đặt trẻ tránh để trẻ tìm đến những suy nghĩ tiêu cực.
Trên thế giới, 80% số ca ngộ độc hóa chất ăn mòn xảy ra ở trẻ nhỏ. Đây chủ yếu là những vụ tai nạn với lượng nhỏ và thường lành tính. Ở người lớn, ngộ độc hóa chất ăn mòn thường do tự tử với số lượng lớn và đe doạ đến tính mạng. Một vài ca do bỏng hóa chất gây hoại tử dạ dày, đại tràng dẫn đến tử vong.